K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

ẩn dụ

13 tháng 3 2018

Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý

Để được viên ngỌc hoàn mỹ người ta phài dùi mài đẽo gọt,chế tác ,thậm chí nó đem sử dụng mà vẫn còn vết tì xước <các cụ nói ngọc còn có vết > .
Người không được học làm sao mà biết được lý lẽ sống ở đời , <Tri lý >. ở đây là sự hiểu biết về mọi kiến thức sâu rộng của cuộc sống ,ví như có học mới biết được kiến thức xã hội ,mới hiểu biết được cách sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Với cách so sánh đối xứng giữa đồ vật và người ,với cách lập luận chặt chẽ về ngôn từ ,câu nói trên được trở thành câu tục ngữ nói về sự răn đe dạy dỗ của con người ,nhắc nhở và khuyến khích mọi ngừoi nên tích cực học tập để trở thành người tốt .

16 tháng 7 2017

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc rèn giũa, tôi luyện và mục đích chân chính của việc học.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Ngọc không mài không thành đồ vật: một viên ngọc có quý giá cỡ nào nhưng không được mài giũa bởi bàn tay người thợ thì cũng chỉ là viên đá mà thôi.

      + Người không học không biết rõ đạo: đạo ở đây là đạo đức, đạo lí, là lẽ sống đúng và đẹp trong quan hệ xã hội giữa người với người. Con người không có học thì không thể tự nhiên trở nên tốt đẹp. Chỉ bằng con đường học tập, con người mới trưởng thành, là người có đạo đức chân chính và lối sống cao đẹp. Vì vậy học tập là một yêu cầu tất yếu.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Quan điểm trên xác định rõ mục đích chân chính của học tập. Học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người, học để thành người có ích.

      + Có thể học ở nhiều nguồn khác nhau: học từ đời sống, từ những người xung quanh, học trong sách vở, học từ chính những sai lầm mình đã trải qua. Việc học cần đa dạng về kiến thức, chủ động trong nắm bắt thông tin đa diện, đa chiều.

      + Việc xác định mục đích học tập giúp con người có động lực và phương hướng rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức một cách hợp lí trên cơ sở có phương pháp học tập đúng đắn để tiếp thu tri thức một cách chủ động, bài bản.

      + HS nêu dẫn chứng lợi ích của việc xác định mục đích học tập đúng đắn.

   - Bình luận (2đ)

      + Quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn.

      + Phê phán mục đích học tập sai trái: học cầu danh lợi, học vì bằng cấp...

      + Liên hệ đến việc học tập của bản thân: mục đích, nội dung, phương pháp học tập; học phải gắn với hành, phải được vận dụng vào cuộc sống.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu nói trên.

10 tháng 5 2022

refer

Ngọc không mài là ẩn dụ cho hình ảnh con người: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển; đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

10 tháng 5 2022

refer

BÀI LÀM

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

30 tháng 5 2020

BÀI LÀM

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

( CHÚC BẠN HỌC TỐT )

30 tháng 5 2020

Thank bạn
 

“Ngọc không mài, không thành đồ vật ... Kẻ hèn thần cung kính tấu trình."Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn rích trên?Câu 2: Tác dụng của bài này là gì?Câu 3: Nêu nội dung chính?Câu 4: Căn cứ vào mục đích nói, câu:"Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm" thuộc kểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn?Câu 5: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không...
Đọc tiếp

“Ngọc không mài, không thành đồ vật ... Kẻ hèn thần cung kính tấu trình."

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn rích trên?
Câu 2: Tác dụng của bài này là gì?
Câu 3: Nêu nội dung chính?
Câu 4: Căn cứ vào mục đích nói, câu:"Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm" thuộc kểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn?
Câu 5: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” la câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao?
Câu 6: Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những đoạn trích?
Câu 7: Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lự chọn một mục đích học tập đúng đắn.Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy.

giúp mình với!!

 


 


 

 

 

0

Đoạn văn trên đề cao quá trình rèn luyện bản thân để trở nên ưu tú. Trên đời không có ai tự nhiên trở nên ưu tú, tất cả đều là sự nỗ lực được tích góp mỗi ngày mới gặt hái được kết quả xứng đáng

13 tháng 5 2023

Nội dung chủ yếu của đoạn văn là muốn khuyên người đọc cần phải chú trọng đến việc học để đạt được nhiều thành công trong cuộc sống

27 tháng 4 2021

Học để lm người có tri thức, có đạo đức

Mik nghĩ vậy ,chúc bn hok tốt nha🥳🥳

28 tháng 4 2021

Cảm ơn bn🥰🥰

 

29 tháng 11 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.