K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

Đáp án B

Trong cách mạng tháng Tám, đảng chủ trương kết hợp hài hòa giữa khởi nghĩa giành chính quyền ở nông thôn và thành thị. Trong đó, khởi nghĩa ở thành thị có vai trò quyết định thắng lợi. Cụ thể là:

- Thứ nhất: “Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.

- Thứ hai: “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.

- Thứ ba: “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.

=> Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Trong đó cuộc khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào các cơ quan đầu nào của kẻ thù có tác dụng quyết định thắng lợi cách mạng

4 tháng 1 2019

Đáp án D
Trong cách mạng tháng Tám, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành được chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8

7 tháng 2 2019

Đáp án C

Hình thức, hương pháp giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám là sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

- Bạo lực không phải là mục đích của giai cấp vô sản mà chỉ là phương tiện của giai cấp vô sản mà thôi. Khi kẻ thù đã lún sâu vào thất bại thì lúc đó nắm chắc thời cơ và tình thế cách mạng để lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Trong sử dụng bạo lực cách mạng, Đảng ta kết hợp chặt chẽ 2 lực luợng chính trị, quân sự và sử dụng kết hợp 2 hình thức đấu tranh này để hình thành nên phương pháp cách mạng bạo lực hiệu quả. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải dựa vào 2 lực lượng: chính trị của toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang

- Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Khởi nghĩa vũ trang ở nơi địch yếu nhất, đánh địch dần dần, sử dụng cách đánh du kích tiến đến đánh nơi địch mạnh, đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thống nhất nước nhà

10 tháng 12 2019

Đáp án C

Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là do Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong suốt 15 năm để chớp lấy điều kiện thuận lợi.

Cụ thể:

- Chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.

- Chuẩn bị về tập dượt đấu tranh qua: phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945.

- Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền và chớp thời cơ ngàn năm có một

3 tháng 6 2017

Đáp án B

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã giành thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945.

8 tháng 4 2017

- Học sinh lên bảo tàng tỉnh, thành phố để tìm hiểu về những đóng góp của địa phương mình trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.

- Đọc tài liệu lịch sử địa phương để có thông tin hữu ích

14 tháng 5 2018

Đáp án A

Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước

29 tháng 2 2016

- Đảng ta phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám vì thời cơ đã chín muồi:

Điều kiện khách quan:

Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nhật ở Đông Dương  rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, thời cơ khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.

Điều kiện chủ quan:

 Đảng đã chuẩn bị chu đáo, nhân dân sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh khởi nghĩa, các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng.

Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

 Từ ngày 14 đến 15 -8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước

 Tiếp đó từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam  do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. 

 

6 tháng 7 2019

Đáp án B