K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Theo báo Quốc phòng Nhân dân:

Là quốc gia biển nên vấn đề an ninh biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam, tác động lớn đến phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hòa bình của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: khủng bố, cướp biển, buôn lậu, tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường,… diễn biến ngày càng phức tạp, khó dự báo.

Về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện đang tồn tại bốn vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam chưa được giải quyết: Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa năm nước sáu bên; phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; xác định ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cùng với đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định trên Biển Đông vẫn đang diễn ra gay gắt: xâm phạm chủ quyền, an ninh; nguy cơ xung đột vũ trang; tranh chấp biển, đảo và thềm lục địa, v.v. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển...”. 

17 tháng 3 2021

 Từ bài học lịch sử trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19, để khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

→ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

→ Củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

→ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, củng cố “thế trận lòng dân”, thực hiện “quân với dân một ý chí”.

→ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân.

 

15 tháng 12 2017

Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh nổi lên như một nhà cải cách tiêu biểu với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Hiểu đơn giản là mở mang nhận thức, tri thức của dân; chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của dân; làm cho đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu. Chủ trương này không chỉ có giá trị với Việt Nam ở thời điểm đầu thế kỉ XX, mà còn có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

Đáp án cần chọn là: B

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở hai quần đảo này.

18 tháng 8 2017

a, Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối thế kỉ XIX, CNTB phương Tây ngày càng phát triển và đẩy nhanh quá trình mở rộng xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó ở Châu Á nói chung chế độ phong kiến trên đường suy yếu và hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước TB lớn ….. ( trừ Nhật Bản )

- Ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, mầm mống KT TBCN xuất hiện, giai cấp nông dân, thị dân bị phong kiến bóc lột thậm tệ, mâu thuẫn xã hội ở Nhật ngày càng gay gắt làm chế độ Mạc Phủ bị khủng hoảng trầm trọng.

- Trước nguy cơ xâm lược của các nước TB phương Tây, Mạc Phủ lại ký kết các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ, Anh, Pháp,…. dẫn đến phong trào “Đảo Mạc” ngày càng phát triển.

- Tháng 1/1868, một số quí tộc và tầng lớp Samurai cùng nhân dân lật đổ chế độ Mạc Phủ, trao quyền cho Minh Trị Thiên Hoàng. Ngày 3.1.1868, Chính phủ mới của Thiên Hoàng thành lập, thực hiện cuộc cải cách Minh Trị…

b, Cuộc cải cách Minh Trị

- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…tổ chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu… Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống…

- Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển.

- Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự nước ngoài…

- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa, trở thành một cường quốc ở Châu Á......

=> Triều Nguyễn ở Việt Nam đã từ chối những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của những sĩ phu yêu nước tiến bộ vào cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ... Vì vậy Việt Nam ngày càng kiệt quệ suy yếu và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp

5 tháng 8 2023

Tham khảo: 

♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

- Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

♦ Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

24 tháng 2 2022

*Nguyên nhân

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

* Bài học: 

- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

24 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta (1858 - 1884) thất bại bao gồm:

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Từ bài học lịch sử trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19, để khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

→ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

→ Củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

→ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, củng cố “thế trận lòng dân”, thực hiện “quân với dân một ý chí”.

→ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân.