K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

lên vietjack.vn

1 tháng 11 2018

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

 

12 tháng 6 2021

Mong trời sáng mau mau.

 

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

 

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

- Đoạn thơ trích trong Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ '

   Hoàn cảnh : bài thơ được viết trên những sự kiện có thực. Năm 1950 trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu . Đầu năm 1951, nhà thơ Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được 1 người bạn của ông là bộ đội từ Việt Bắc về và kể lại cho ông câu truyện được gặp và được bên Bác. Từ câu truyện này mà bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " đã được ra đời.
NỘI DUNG: Đêm nay Bác không ngủ: Qua câu chuyện" đêm nay Bác ko ngủ " của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc và rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảmyêu mến , cảm phục Bác của nguòi chiến sĩ đối với lãnh tụ NGHỆ THUẬT: Đêm nay Bác không ngủ: Sử dụng thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp vs lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể vs biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

-Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc.

  

12 tháng 6 2021

Cảm ơn bn

13 tháng 6 2021

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

Trích văn bản "Cây tre Việt Nam", tác giả Thép Mới. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm "Cây tre Việt Nam ra đời vào năm 1955 và là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà đạo diễn điện ảnh Ba Lan". Nội dung:"Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre thân thuộc tại làng quê Việt Nam, nói lên vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ta, đồng thời ca ngợi tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mạnh mẽ của nhân dân thời đó". Nghệ thuật:

- Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng

- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa

- Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

14 tháng 6 2021

Thanks ạ

15 tháng 10 2021

tham khảo nha

Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này. 

ĐỪNG CÓ LẤY BÀI VĂN LÀM BÀI VIẾT CỦA MK NHAAA

 

15 tháng 10 2021

XIN LỖI VÔ CÙNG ,  mk vt nhầm chủ đề

tham khảo

 

 (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu, ...) ?

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, vô tư.

- Tài năng :

+ Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ

+ Chú Tiến Lê thẩm định cao

+ Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ

+ Bức tranh được giải nhất quốc tế

- Lòng độ lượng và nhân hậu :

+ Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

+ Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

+ Vẽ người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

14 tháng 6 2021

1. 

''Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.''

2 khổ thơ trên được trích từ bài thơ ''Đêm nay Bác không ngủ'' của nhà thơ Minh Huệ. 

Tham khảo nha em:

Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giớ cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

Nội dung:

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

Tác giả viết đoạn kết bài thể hiện niềm vui sướng của anh bộ đội khi được thức cùng Bác và sự lớn lao, vĩ đại của Bác khi thức cả đêm để lo cho dân, cho nước (2 ý hỏi cuối gộp làm 1 nhé)

2.

Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dược dùng để gọi hoặc tả con người.

Các từ ngữ nhân hóa: siêng, cần cù, vươn, đu, hát ru

Tác dụng: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cây tre.

3.

Tham khảo nha em:

 

Mới đó một tuần nghỉ ở nhà bị ốm cũng đã qua, hôm nay tôi trở lại học bình thường. Những ngày ốm là những ngày bản thân tôi thấy yếu ớt, thấy nặng nề nhất. Nhưng trong mấy ngày ốm đau ấy, mẹ đã luôn túc trực bên tôi, chăm sóc tôi. Tôi yêu mẹ và luôn nhớ mãi khoảnh khắc mẹ chăm sóc tôi khi tôi ốm.

Ngày tôi đổ bệnh, mẹ như thêm mối bận lòng. Tôi không ra ngoài chạy nhảy đi chơi được nữa, cũng chẳng lon ton tự đến trường như bao ngày bình thường. Bố đi làm xa, chỉ có mẹ ở nhà một mình chăm sóc tôi. Mẹ viết đơn xin phép nghỉ học rồi gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm xin cho tôi nghỉ mấy ngày ốm. Tôi chỉ nằm liệt giường. Mẹ luôn ở bên cạnh tôi chăm sóc. Tôi thấy nét mặt mẹ buồn rười rượi và thoáng nhiều nỗi ưu tư. Tôi cười bảo mẹ: "Mẹ, con sẽ sớm khỏi thôi, mẹ đừng lo ạ". Mẹ nghe xong chỉ cười mà đôi mắt vẫn chẳng giấu được nỗi đau xót. Ánh mắt vẫn luôn trìu mến nhìn tôi như bao lần nhưng hôm nay nó ánh lên cả những tia buồn hiu hắt. Những ngày tôi ốm cũng là những ngày mẹ thức trắng vì lo tôi giật mình giữa đêm khuya. Có lẽ bởi thế, mẹ gầy đi trông thấy. Làn da sạm đen hơn, cái dáng hao gầy như thêm phần khắc khổ. Tôi chỉ muốn mình sớm khỏi bệnh để không phải thấy mẹ gầy đi như thế này.

Ngày nào cũng thế, mẹ tranh thủ thời gian khi tôi còn đang ngủ, mẹ dậy sớm làm các công việc nhà rồi lại nhanh chóng vào với tôi để đưa cháo tôi ăn, đưa thuốc tôi uống, rồi động viên tôi chóng khỏi. Có những đêm tôi bất giác trở mình giữa canh khuya, chợt thấy mẹ đang gục xuống cạnh giường tôi. Tôi thấy rõ những sợi tóc bạc trắng điểm, làn da sạm đen, bàn tay thô ráp chai sần. Mẹ đã vất vả lắm. Tôi muốn khóc òa nhưng sợ mẹ tỉnh, lại cố gắng giấu nhẹm giọt nước mắt vào trong tim.

Những ngày tôi đỡ hơn, mẹ mượn sách của bạn về cho tôi xem lại để lòng đỡ buồn. Bài nào không hiểu thì cái Lan, cái Vy sẽ sang tận tình giảng tôi nghe. Thoắt cái, một tuần liền trôi qua, tôi khỏi ốm và có thể trở lại trường. Tôi thấy mẹ vui hẳn lên, lòng như nhẹ nhõm và yên tâm hơn hẳn.

Mẹ - mẹ đã thức cả một đời vì con như thế, thức một đời để con có giấc ngủ bình yên. Mẹ đã đánh đổi rất nhiều vì con. Mẹ - con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

 

14 tháng 6 2021

Câu 2: Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dược dùng để gọi hoặc tả con người.

Nhân hóa: siêng, sợ, nghèo, cần cù, vươn mình, đu, ru ➩ Thể hiện phẩm chất đẹp đẽ của cây tre

15 tháng 4 2016

thánh gióng đi bạn!!

15 tháng 4 2016

mình cần bai lm chi tiết bn ơi!

9 tháng 9 2023

Lời nói và hành động  của dế mèn đối với dế choắt:

+  Dế Mèn coi thường Dế Choắt gọi là “chú mày” -> Dưới con mắt của Dế Mèn thì Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.

+ “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được,… “ mày bảo tao sợ cái gì?” :  Thái độ rất kiêu căng muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ

- Cư xử ích kỷ, lỗ mãng:

+ Choắt muốn thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc: “Đào tổ nông thì cho chết”

+ Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt.

+ Bỏ ra về không một chút bận lòng

⇒ Dế Mèn kiêu căng, hách dịch, coi thường người hàng xóm yếu đuối của mình.

14 tháng 12 2019

cụm danh từ: 2 mẹ con Lý Thông

cụm động từ: lại giao cho thạch sanh