K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2019

1. Những câu trên trích trong Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

Những câu thơ trên là những câu đầu thuộc phần II. Gia biến và lưu lạc. Đây là những biến cố đầu tiên trong 15 năm đoạn trường của Kiều.

2. Mã Giám Sinh mua Kiều là trích đoạn nói về những sóng gió đầu tiền trong đời Kiều - nàng phải bán mình để cứu cha và em.

3. Đoạn đối thoại vi phạm phương châm lịch sự. Mã Giám Sinh ăn nói cộc lốc, hành động sỗ sàng, thể hiện là 1 tay vô học chứ không phải như lời giới thiệu: một chàng trai con nhà có học, muốn lấy vợ.

Mục đích của việc cố tình vi phạm phương châm hội thoại này đã bộc lộ bản chất của Mã Giám Sinh: không đàng hoàng, vô học, bát nháo.

4. (1) Nhân vật Mã Giám Sinh hiện ra với lời giới thiệu là người "viễn khách". (2) Ý nói là vị khách từ phương xa tới. (3) "Vấn danh" là xưng tên tuổi, giới thiệu bản thân để làm quen, gặp gỡ Kiều. (4) Nhưng "mụ mối" lại đưa tới một người hết sức đáng nghi: "Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh". (5) Tên tuổi, tước hiệu chính là dấu hiệu đầu tiên để nhìn nhận một người. (6) Người ta khi gặp nhau thường xưng danh đầu tiên. (7) Nhưng qua cách nói cộc lốc ngắn gọn: "Mã Giám Sinh" đã cho thấy sự vô học. (8) Tiếp đó, hỏi quê, để tìm hiểu rõ hơn thì hay tin: "huyện Lâm Thanh cũng gần". (9) Mấy câu thơ đầu mới miêu tả tên tuổi, quê quán mà đã đầy nghi hoặc. (10) Khi tiếp xúc, qua thái độ và hành động lại càng bộc lộ rõ hơn bản chất của Mã Giám Sinh. (11) Ngoài bốn mươi tuổi nhưng "mày râu nhẵn nhụi", "áo quần bảnh bao" cho thấy sự tỉa tót thái quá đến kệch cỡm. (12) Đặc biệt, không phải là một chàng thư sinh "Phong tư tài mạo tót vời/... Sau chân theo một vài thằng con con" như Kim Trọng mà ở đây, không phân biệt được chủ - tớ: "Trước thầy sau tớ lao xao". (13) Chủ không nghiêm khiến tớ cũng nhốn nháo, hoàn toàn không có quy củ, phép tắc. (14) Như vậy, những câu thơ trên, chỉ qua một vài chi tiết đã bộc lộ rõ bản chất trai lơ, kệch cỡm, vô học của Mã Giám Sinh - kẻ đến hỏi mua Kiều về làm vợ.

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong đoạn thơ trên MÃ GIÁM SINH đã không tuân thủ các phương châm hộithoại sau:

- Phương châm lịch sự: Trả lời cộc lốc nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe

- Phương châm về lượng: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp:Hỏi tên mà chỉ trả lời họ và chức danh.

- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh đã nói những điều không đúng sư thật đãnói là viễn khách mà lại nói mình ở huyện Lâm thanh cũng gần…

10 tháng 12 2021

 a. Phương châm về lượng.

b. Phương châm về chất.

c. Phương châm cách thức.

d. Phương châm lịch sự.

10 tháng 12 2021

chỉ được chọn 1 trong 3 cái đó thôi mới đau, đề trắc nghiệm mà 

Những phương châm hội thoại được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng là:

- Phương châm về lượng: nội dung trả lời không đạt được mục đích giao tiếp ( đối phương muốn biết tên mà chỉ trả lời họ với chức danh )

- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh nói dối về thông tin của mình 

- Phương châm lịch sự: trả lời thiếu tôn trọng, cộc lốc.

=> Mã Giám Sinh với bề ngoài là một kẻ đạo mạo có học thức nhưng bản chất lại thối rữa, giả dối “ Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân". Qua đó Nguyễn Du làm nổi bật một điển hình cho bọn "buôn phấn bán hương" trong xã hội.

7 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong đoạn thơ trên MÃ GIÁM SINH đã không tuân thủ các phương châm hộithoại sau:

- Phương châm lịch sự: Trả lời cộc lốc nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe

- Phương châm về lượng: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp:Hỏi tên mà chỉ trả lời họ và chức danh.

- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh đã nói những điều không đúng sư thật đãnói là viễn khách mà lại nói mình ở huyện Lâm thanh cũng gần…

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

27 tháng 6 2017

Phương châm lịch sự trả lời cộc lốc, nhát gừng thiếu tôn trọng với người nghe.

Phương châm về lượng nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu của giao tiếp: Hỏi tên mà chỉ trả lời họ và chức danh

Phương châm về chất Mã Giám Sinh đã nói ko đúng sự thật đã nói là viễm khách mà còn nói mình ở Huyện Lâm Thanh cũng gần..

27 tháng 6 2017

Trc khi hỏi bn tìm trên mạng nha. bài này giống dạng trong sgk nên dễ kiếm lắm

Trong đoạn thơ trên MÃ GIÁM SINH đã không tuân thủ các phương châm hộithoại sau:

- Phương châm lịch sự: Trả lời cộc lốc nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe

- Phương châm về lượng: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp:Hỏi tên mà chỉ trả lời họ và chức danh.

- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh đã nói những điều không đúng sư thật đãnói là viễn khách mà lại nói mình ở huyện Lâm thanh cũng gần…

Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org//document/2671883-de-thi-hoc-sinh-gioi-van-hoc-9.htm

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0