K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2019

Chất đạm (Protein)

Đối với cơ thể, chất đạm có vai trò rất quan trọng:

  • Đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ em.
  • Cần thiết cho việc xây dựng, duy trì và tái tạo tế bào của các bộ phận trong cơ thể.
  • Là thành phần của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Là thành phần của các men, các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
  • Khi cần có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nguồn thực phẩm giàu chất đạm là các loại thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ.

Chất bột đường (Gluxit)

Chất bột đường bao gồm các loại đường, tinh bột, chất xơ…

  • Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể do bữa ăn của chúng ta ăn nhiều chất bột (gạo). Trong khẩu phần ăn hàng ngày năng lượng do chất đường bột cung cấp chiếm tới 55-60%.
  • Chất xơ không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho khẩu phần nhưng nó cũng rất quan trọng, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hợp lý khỏe mạnh, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Những thực phẩm giàu chất bột đường gồm: gạo, mì, ngô, kê, các loại khoai củ, và các sản phẩm chế biến như bánh phở, bún, miến…

Chất béo (Lipit)

  • Là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể.
  • Là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ (Vitamin A, D, E, K) giúp cơ thể hấp thu và sử dụng tốt các vitamin này.
  • Là thành phần cần thiết của màng tế bào, đặc biệt là tế bào não.
  • Góp phần làm cho món ăn ngon, hấp dẫn hơn.

Các thực phẩm giàu chất béo gồm: Dầu, mỡ, lạc, vừng, đậu tương, bơ…

Vitamin & muối khoánG

Vitamin và muối khoáng được gọi là vi chất dinh dưỡng. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể về những chất này nhỏ hơn rất nhiều so với Protein, Lipit, Gluxit, vai trò của chúng rất quan trọng. Nếu thiếu vitamin và chất khoáng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động bình thường, sự phát triển của cơ thể và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong.

  • Nhóm các vitamin tan trong nước: Vitamin B1, B2, PP, B6, B12 cần thiết cho sự chuyển hóa Protein, Lipit, Gluxit trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng.
  • Nhóm các vitamin tan trong dầu: vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.

Đặc biệt chú ý đến vitamin A vì nó có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, như:

  • Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể.
  • Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Bảo vệ mắt chống quáng gà và bệnh khô mắt.
  • Bảo vệ hệ thống niêm mạc trong cơ thể.

Các thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, trứng, gan) có nhiều vitamin A. Các loại quả chín có màu vàng, đỏ, da cam và rau xanh thẫm chứa nhiều caroten (là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).

Nhóm các chất khoáng:

  • Canxi và phốt pho - rất quan trọng để duy trì cho cơ thể có một bộ xương và răng khỏe mạnh. Sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, cá là nguồn canxi tốt.
  • Sắt (Fe): Cùng với protein tạo thành huyết cầu tố (Hemoglobin) là thành phần chính của hồng cầu.
  • Tham gia vào thành phần chính của các men quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

Nguồn sắt tốt có từ: thịt, tim, gan, đậu đỗ, rau xanh. Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt.

27 tháng 4 2019

1

-Vai trò của chất đạm :

+Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt

+Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết

-Vai trò của chất đường bột

+Chất đường bột là nguồn cung cấp chủ yếu năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể

+Chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác

- Vai trò của chất béo:

+Chất béo cung cấp năng lượng ,tích trữ ở dạnh một lớp mỡ và bảo vệ cơ thể

+Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể

-Vai trò của sinh tố :

+Sinh tố giúp hệ tiêu hóa ,hệ tuần hóa ,hệ tuần hoàn ,xương , da...hoạt động bình thường ;tăng cường sức đề kháng của cơ thể ,giúp cơ thể phát triển tốt ,luôn khỏe mạnh ,vui vẻ

-Vai trò của chất khoáng:

+Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương ,hoạt động của cơ bắp,tổ chức hệ thần kinh ,cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể

- Vai thò của nước :

+ Là thành phần chủ yếu của cơ thể

+ Là môi trường cho mọi sự chuyển hóa của cơ thể và trao đổi chất của cơ thể

+Điều hòa thân nhiệt

-Vai trò của chất xơ

+Chất ngăn ngừa bệnh táo bón ,làm chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể

1.Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người ta thấy rằng sự thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng so với nhu cầu đều dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tật. Chúng ta còn biết rằng trong thức ăn không chỉ có các chất dinh dưỡng mà còn có các chất tạo màu sắc, hương vị cũng như có thể có các chất độc hại đối với cơ thể. Do đó để có bữa ăn hợp lý, an toàn và ngon cần có kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến, nấu nướng.

2. Vì trong quá trình sơ chế thực phẩm, nếu ko sử lí đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn và làm mất chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các vitamin hòa tan trong nước sẽ dễ bị mất trong quá trình rửa và chế biến.

3.Khi nấu món ăn, tác dụng của nhiệt và cách nấu nướng sẽ có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn:

-Đun nấu lâu sẽ bị mất nhìu vitamin tan trong thức a9n, nhất là các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C và PP.

-Rán lâu sẽ mất nhìu chất hòa tan trong chất béo:A,D,E,K.

-Nấu ở nhiệt độ quá cao làm 1 số chất dinh dưỡng bị phá hủy hoặc biến đổi.

tick mik nha thương lém thương lém.....

câu 1: Kể tên các chất dinh dưỡng trong các thức ăn sau và cho biết; các loại thức ăn nào có thể thay thế cho nhau a)sữa, gạo, đậu nành, mì, thịt b)khoai, bơ, lạc, cá, bánh mìcâu 2: em hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các thành phần dinh dưỡng câu 3: sử dụng kiến thức thực tế em hãy cho biết thời gian bảo quản tủ lạnh  của bơ(mỡ động vật) trứng tươi, thịt tươi, rau quả tươicâu 4:...
Đọc tiếp

câu 1: Kể tên các chất dinh dưỡng trong các thức ăn sau và cho biết; các loại thức ăn nào có thể thay thế cho nhau 

a)sữa, gạo, đậu nành, mì, thịt 

b)khoai, bơ, lạc, cá, bánh mì

câu 2: em hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các thành phần dinh dưỡng 

câu 3: sử dụng kiến thức thực tế em hãy cho biết thời gian bảo quản tủ lạnh  của bơ(mỡ động vật) trứng tươi, thịt tươi, rau quả tươi

câu 4: Nhà bác Nga có trồng vườn ra cải sắp đến ngày thu hoạch, nhưng bác phát hiện vườn rau nhà mình có hiện tượng sâu ăn lá bác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thời hạn năm ngày để diệt sâu. Ba ngày sau bác hái  1 luống rau đem đi bán. Em có nhận xét gì về việc làm của bác Nga.

câu 5: 

a) cho biết thức ăn được chia làm những loại nào

b) dựa vào nguyên tắc xây dựng thực đơn em hãy lập một bữa ăn, bữa liên hoan cuối năm của lớp mình 

câu 6: em hãy nêu các lưu ý khi chọn thực phẩm qua thực đơn

câu 7: kể tên các cách chế biến món ăn không sử dụng nhiệt và sử dụng nhiệt.

0
6 tháng 4 2018

1.Thế nào là cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?

Ăn uống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Theo các chuyên gia, bữa ăn được xem là cân đối dinh dưỡng và hài hòa khẩu vị là bữa ăn trong đó có các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 65 - 70%, chất đạm là 12- 14%, chất béo là 18 - 20%. Theo đó thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần có chất sinh năng lượng là chất bột, đạm và béo. Rau và hoa quả cung cấp các vitamin, chất khoáng và xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.

Bên cạnh sự cân đối về các chất sinh năng lượng còn phải bảo đảm cân đối về nguồn thức ăn động vật và thực vật. Trong thành phần chất đạm thì đạm động vật chiếm 35 - 40% và có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Chất béo nguồn thực vật là 40 - 50%, còn chất béo động vật chiếm 50 - 60% so với tổng số chất béo. Bởi vậy không chỉ ăn thịt, cá mà còn ăn đậu phụ, vừng, lạc, rau và hoa quả.

2.Nếu thiếu hay thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng ntn đến sức khỏe?

- Chất béo:

+ Thừa cân, béo phì, dễ mắc bệnh huyết áp, tim mạch

+ Thiếu một số vitamin năng lượng

- Chất đường bột:

+ Thừa cân, béo phì, dễ bị tiểu đường, sâu răng

+ Thiếu năng lượng→đói, mệt. Thiếu lâu dài làm cơ thể gầu yếu, suy kiệt.

27 tháng 12 2021

C

27 tháng 12 2021

5 tháng 5 2021

1. Chất bột đường (Gluxid/carbohydrat)

- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

2. Chất béo (Lipid)

- Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ).
- Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
- Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.
- Có trong dầu, mỡ, bơ...

3. Chất đạm (Protid)

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
4. Khoáng chất và vitamin:

Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

a. Một số khoáng chất cần thiết

Can xi:

- Là chất xây dựng bộ xương và răng.
- Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ...
- Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực.
- Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao...
- Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ) ...

Sắt:

- Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử.
- Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu.
- Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức... đặc biệt nhiều trong huyết, gan... hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh...

Kẽm:

- Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản.
- Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
- Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu... hoặc trong mầm các loại hạt

 

Iốt:

- Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg.
- I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
- Thiếu I ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
- Thiếu I ốt bào thai do mẹ thiếu I ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn...
- Sử dụng muối ăn có bổ sung I ốt là biện pháp chính phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt.

b. Một số vitamin thiết yếu

Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

- Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc (tiêu hóa, hô hấp, mắt..) được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
- Các loại thức ăn thực vật như rau củ quả màu vàng cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ..., rau màu xanh thẫm..., các thức ăn nguồn gốc động vật như gan, dầu gan cá, sữa, kem, bơ, trứng... chứa nhiều tiền vitamin A khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, vitamin A còn có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá..., đặc biệt trong gan.

Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc.
- Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương.
- Vitamin D có trong một số thực phẩm như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm có bổ sung vitamin D như sữa công thức, bột ngũ cốc... Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP...): là những vitamin tan trong nước

- Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn
- Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa.
- Và nhiều chức năng quan trọng khác.
- Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu...

Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

- Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương.
- Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic
- Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang...

Axit folic:

- Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai, cần uống bổ sung ở phụ nữ mang thai.
- Có nhiều trong các loại rau lá.

Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên (trên 20 loại thực phẩm khác nhau).
- Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

5 tháng 5 2017
Tên chất Chức năng
Chất đạm (Protein) Giúp cơ thể phát triển về thể chất, trí tuệ. Tái tạo tế bào chết. Tăng đề kháng.
Chất đường bột (gluxit) Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Chuyển hóa thành các chất khác.
Chất béo (lipit) Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ bảo vệ cơ thể. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết
Các loại sinh tố (Vitamin) Giúp các hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, xương, da...hoạt động bình thường, tăng đề kháng, giúp cơ thể phát triển tốt, khỏe mạnh, vui vẻ.
Các chất khoáng Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa cơ thể
Nước Là thành phần chủ yếu của cơ thể. Là môi trường cho mọi chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể. Điều hòa thân nhiệt
Chất xơ Ngăn ngừa táo bón, làm cho chất thải dễ thải ra khỏi cơ thể
5 tháng 5 2017

1. Chất bột đường (Gluxid/carbohydrat)

- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

2. Chất béo (Lipid)

- Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ).
- Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
- Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.
- Có trong dầu, mỡ, bơ...

3. Chất đạm (Protid)

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
4. Khoáng chất và vitamin:

Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

a. Một số khoáng chất cần thiết

Can xi:

- Là chất xây dựng bộ xương và răng.
- Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ...
- Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực.
- Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao...
- Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ) ...

Sắt:

- Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử.
- Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu.
- Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức... đặc biệt nhiều trong huyết, gan... hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh...

Kẽm:

- Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản.
- Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
- Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu... hoặc trong mầm các loại hạt

Iốt:

- Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg.
- I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
- Thiếu I ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
- Thiếu I ốt bào thai do mẹ thiếu I ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn...
- Sử dụng muối ăn có bổ sung I ốt là biện pháp chính phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt.

b. Một số vitamin thiết yếu

Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

- Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc (tiêu hóa, hô hấp, mắt..) được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
- Các loại thức ăn thực vật như rau củ quả màu vàng cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ..., rau màu xanh thẫm..., các thức ăn nguồn gốc động vật như gan, dầu gan cá, sữa, kem, bơ, trứng... chứa nhiều tiền vitamin A khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, vitamin A còn có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá..., đặc biệt trong gan.

Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc.
- Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương.
- Vitamin D có trong một số thực phẩm như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm có bổ sung vitamin D như sữa công thức, bột ngũ cốc... Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP...): là những vitamin tan trong nước

- Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn
- Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa.
- Và nhiều chức năng quan trọng khác.
- Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu...

Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

- Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương.
- Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic
- Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang...

Axit folic:

- Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai, cần uống bổ sung ở phụ nữ mang thai.
- Có nhiều trong các loại rau lá.

Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên (trên 20 loại thực phẩm khác nhau).
- Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2 tháng 4 2021

Đạm (hay còn gọi là protein) là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thểĐạm có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

2 tháng 4 2021
- Phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống.- Tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng.- Bảo vệ cơ thể.- Điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH.- Tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể.