K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Câu 3

17 tháng 8 2017

a, ptbđ: miêu tả+ biểu cảm

b, biện pháp tu từ:

-so sánh, tác dụng: giúp bộc lộ cảm xúc của người viết, 1 tình yêu quê hương da diết, trân thành, sự gắn bó, hòa quyện vô cùng ấm áp, thân quen ,quê hương còn là cái nôi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành (dẫn chứng: so sánh với: dàn hoa bí, dậu mùng tơi, bờ dâm bụt, ao sen trắng, như người mẹ)

-ẩn dụ: "là hoa sen trắng tinh khôi" /tác dụng: thể hiện vẻ đẹp trong sáng, thanh bình, đó là sự trường tồn, phát triển của quê hương.

-điệp ngữ, điệp từ: quê hương,... : nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương, tinh yêu tha thiết của tác giả.

c, mình cho ý , bạn viết nhé ^^:

- là nơi chôn rau cắt rốn của con người

-quê hương đem đến cho con người giá trị vật chất, tinh thần, nuôi sống ta cả về thể xác lẫn tâm hồn.( điểm tựa vững vàng trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của mỗi con người)

- mang cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp những tình cảm cao đẹp( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,tình yêu quê hương, đất nước,...)

-phê phán những người không có tình yêu quê hương đất nước

-liên hệ bản thân.

Chúc bạn học tốt nhé^^

20 tháng 5 2021

- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.

- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo đêm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định các phương thức biểu dạt trong đoạn thơ trên. Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

giúp mình với mình đang cần gấp đó !!!!

0
28 tháng 8 2023

- Các chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ vựng), (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế), (hát điệu con gà rừng; tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, se tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch; đế), (nói điệu sử rầu; hát sắp; nói; hát ngược; Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại)

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ “Tôi kêu đò, đò không thưa. Tôi càng chờ càng trưa chuyến đò; Con cá rô nằm vũng chân trâu, Để cho dăm bảy cần câu châu vào!”, so sánh, điệp ngữ “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu; Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”

- Từ ngữ: giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý, thể hiện tâm trạng bối rối, đầy mâu thuẫn của Xúy Vân

- Hình ảnh: về một người phụ nữ đảm đang, khéo léo (có thể thấy qua hình ảnh Xúy Vân múa điệu quay tơ, dệt cửi”; ước mong, khát vọng hạnh phúc thật giản dị “Chờ cho bông lúa chín vàng - Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”; hình ảnh gợi tả tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc, vừa phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào”

- Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng của nhân vật là:

  + Thấy được tâm trạng đau khổ của Xúy Vân khi tự thấy mình lỡ làng, dang dở, bẽ bàng: “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa - Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò; Chả nên gia thất thì về - ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”

  + Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng “Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”

  + Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” với thực tế bị chồng xao nhãng,  bỏ bê vì mải mê đèn sách “

  + Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ

  + Ở cuối đoạn trích, tâm trạng của Xúy Vân rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

- Các chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ vựng), (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế), (hát điệu con gà rừng; tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, se tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch; đế), (nói điệu sử rầu; hát sắp; nói; hát ngược; Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại)

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ “Tôi kêu đò, đò không thưa. Tôi càng chờ càng trưa chuyến đò; Con cá rô nằm vũng chân trâu, Để cho dăm bảy cần câu châu vào!”, so sánh, điệp ngữ “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu; Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”

- Từ ngữ: giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý, thể hiện tâm trạng bối rối, đầy mâu thuẫn của Xúy Vân

- Hình ảnh: về một người phụ nữ đảm đang, khéo léo (có thể thấy qua hình ảnh Xúy Vân múa điệu quay tơ, dệt cửi”; ước mong, khát vọng hạnh phúc thật giản dị “Chờ cho bông lúa chín vàng - Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”; hình ảnh gợi tả tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc, vừa phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào”

- Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng của nhân vật là:

  + Thấy được tâm trạng đau khổ của Xúy Vân khi tự thấy mình lỡ làng, dang dở, bẽ bàng: “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa - Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò; Chả nên gia thất thì về - ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”

  + Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng “Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”

  + Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” với thực tế bị chồng xao nhãng,  bỏ bê vì mải mê đèn sách “

  + Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ

  + Ở cuối đoạn trích, tâm trạng của Xúy Vân rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng”

I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.Mẹ không...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này”.

(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi - nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)

 

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản ( 0,75 điểm)

Câu 3. Xác định nội dung chính của văn bản trên (0,75 điểm)

Câu 4. Từ ngữ liệu trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 -20 dòng), thể hiện suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của hạnh phúc.(2.0 điểm)

0