K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Bất kì lúc nào bạn thực sự muốn tạo ra một bước biến đổi. điều đầu tiên bạn phải làm là nâng cao những chuẩn mực đặt ra cho bản thân. Khi mọi người hỏi điều gì đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi nhiều năm trước, tôi tiết lộ rằng điều quan trọng nhất là thay đổi những gì tôi đòi hỏi chính mình phải đạt được. Tôi viết ra mọi điều tôi không thể chấp nhận nổi nữa, không còn...
Đọc tiếp

 Bất kì lúc nào bạn thực sự muốn tạo ra một bước biến đổi. điều đầu tiên bạn phải làm là nâng cao những chuẩn mực đặt ra cho bản thân.

 Khi mọi người hỏi điều gì đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi nhiều năm trước, tôi tiết lộ rằng điều quan trọng nhất là thay đổi những gì tôi đòi hỏi chính mình phải đạt được. Tôi viết ra mọi điều tôi không thể chấp nhận nổi nữa, không còn muốn chịu đựng và tất cả những điều tôi khát khao được.

Hãy nghĩ tới những di sản được lưu truyền hậu thế của những con người đã nâng cao các chuẩn mực của mình và hành động đúng theo những gì đã hoạch định với lòng quyết tâm và không một chút khoan nhượng. Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân. Nguồn lực tồn tại trong họ cũng chính là sức mạnh hiện hữu bên trong bạn nếu bạn can đảm đánh thức nó. Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân.

(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Điều gì đã làm thay đổi cuộc sống của tác giả nhiều năm trước? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân.” ( 1,0 điểm)

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân” hay không? Vì sao? (2,0 điểm)

Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để nâng tầm bản thân. (2,0 điểm)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Trong cuộc vận động xã hội trong buổi giao thời những năm 30 của thế kỉ trước, nhân vật Manh Manh nữ sĩ - nữ phóng viên đầu tiên của Việt Nam đã làm nên cuộc cách mạng “Nữ quyền” để đòi quyền bình đẳng giới trong xã hội; gần 100 năm sau, chúng ta đã được chứng kiến vị thế của phụ nữ đã rất khác trong xã hội hiện đại ngày nay. Cuộc sống của người phụ nữ hiện đại không chỉ còn gói gọn trong gia đình mà phải là sự thống nhất giữa gia đình và xã hội. Phái nữ của thời nay hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Những em bé gái được đi học, được chăm sóc, yêu thương như bao đứa trẻ khác. Phái nữ ngày nay được thỏa sức thể hiện sự nổi trội của mình trong các lĩnh vực khác nhau, hoàn toàn được nói lên tiếng nói cá nhân trong bất kì trường hợp nào. Họ cũng có thể tự do lao động, lựa chọn ngành nghề khác nhau. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Đó là những thay đổi to lớn mà chắc hẳn nếu nữ sĩ Manh Manh được chứng kiến, bà sẽ mỉm cười hạnh phúc.

3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả...
Đọc tiếp

3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hẳn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết... (Nam Cao)

1
31 tháng 8 2023

Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nam Cao ở trong câu chuyện đó với vai trò là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo như trong đoạn trích trên. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Mở đầu:

+ Nêu phản đề: Có người cho rằng, trong cuộc sống, ai cứ hăng hái đi đầu, sống mạnh mẽ, tích cực, dễ bị ghen ghét, thiệt thòi. Thực ra thì không phải như vậy. Có người từng nói: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.". Một người bản lĩnh, khôn ngoan là người biết bỏ lại sau lưng những điều không may và hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước. 

+ Đặt câu hỏi: Cuộc sống của chúng ta luôn trắc trở và ẩn chứa nhiều chông gai, thách thức. Có những khó khăn, thử thách mà chúng ta có thể dễ dàng vượt qua nhưng lại có những khó khăn, thách thức khiến chúng ta phải vấp ngã. Vậy bạn đã làm gì sau những lần vấp ngã đó? Có người từng nói: “Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Vậy tại sao lại nói như vậy?

+ So sánh:

“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương

Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”

Đúng như vậy! Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Không một ai cuộc sống lại trải toàn hoa hồng, thảm nhung. Chính vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải biết đứng lên, biết vượt qua khó khăn, thử thách để hướng đến tương lai. Bàn về điều này đã có ý kiến cho rằng: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”.

- Kết bài: 

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”. Càng đọc ý kiến trên, ta càng rút ra được một phương châm sống tốt đẹp, có ích cho chính mình. Hãy hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nơi đó ta sẽ tìm thấy sự thành công, sự tươi sáng, đẹp đẽ của chính mình.

23 tháng 11 2019

e muốn nứng lone a ko

23 tháng 12 2020

Tham khảo:

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên” Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru”. Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy. Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời. Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất. Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này. Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử. Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương. Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện. Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế! Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy… Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến: “Con mê hoặc những chân trời cối bể Sau chân trời, chân trời khác càng xa Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”… Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn. Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé! Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học… Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…