K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

ko đc đăng linh tinh

27 tháng 10 2019

:v 

Ko đăng linh tinh nha bẹn 😕😕

1 tháng 1 2020

có mỗi 1 câu mà hỏi đi hỏi lại nhiều lần , cảm thấy mấy câu hỏi giới thiệu ny này tốn chỗ quá, nên nhường chỗ cho cái khác đúng dắn hơn

1 tháng 1 2020

dai như đỉa

1 tháng 1 2020

tao con trai ok

1 tháng 1 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

11 tháng 9 2019

1. Tác phẩm "Tắt đèn" là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố

2. Văn bản "Tức nước vỡ bờ" đc trích từ chương 18 của truyện

26 tháng 6 2019

Hint = Gợi ý 

~ Hok tốt ~
#Gumball

26 tháng 6 2019

Lần này bài Hit mới nhất của Talor là Me mik nghĩ thế

31 tháng 12 2020

Tham khảo!

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả.Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả. 

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?

a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ

b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

c. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả

2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?

a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng

b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng

c. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối

d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng

3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?

a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi

b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi

c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng

d. Cả a, b, c

4. Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?

a. Tiền đề về nhân nghĩa

b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt

c. Cả a và b

5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?

a. Hành động trình bày

b. Hạnh động cầu khiến

c. Hành đông bộc lộ cảm xúc

d. Hành động hứa hẹn

6. Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?

a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi

b. Phê phán lối học thụ động

c. Phê phán lối học vẹt

d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn

7. Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?

a. Là người giản dị

b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên

c. Người yêu tự do

d. Cả a, b, c

8. Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:

a. Quan hệ ngang hàng

b. Quan hệ trên dưới

c. Quan hệ thân sơ

II. Tự luận (6 điểm)

1. Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).

2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ. (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

12345678
bcdcbadb

II. Phần tự luận

1.

Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).

- Nguyên văn:

      Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

      Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

      Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)

   - Nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng còn đầy gian khổ. (0.5đ)

   - Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, giọng điệu lạc quan, tươi vui, ngôn ngữ dể hiểu, hình ảnh chân thực đời thường. (0.5đ)

2.

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)

b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:

   - Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):

      + Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.

      + Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.

      + Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

      + Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.

      + Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.

      + Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.

      + Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

   - Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):

      + Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.

      + Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

      + Bố cục: 4 phần

      + Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

      + Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.

c. Kết bài (0.5đ)

   Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

a. Làm cho dân được giàu có, ấm no

b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

c. Thương dân, trừ bạo ngược

2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động trình bày

c. Hành động cầu khiến

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

a. Học phải theo mục đích chân chính

b. Học phải đi đôi với hành

c. Phải làm theo điều được học

d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?

a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn

b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép

c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi

d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi

II. Tự luận (6 điểm)

1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)

2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

123456
cadabc

II. Phần tự luận

1.

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)

→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)

2.

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

3.

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)

   - HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:

      + Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)

12 tháng 4 2019

Cồn Ngũ Hiệp dài đến 13km, chỗ rộng nhất khoảng 2km, là không gian rộng lớn đủ để cho du khách thỏa lòng hương vị phù sa sông nước. Trong các tour du lịch Tiền Giang Mỹ Tho, điểm đến Cồn Ngũ Hiệp còn được ví như một nàng thơ với vẻ đẹp đượm buồn vì cồn nằm tách mình với phần đất liền của huyện Cai Lậy, bởi con sông Năm Thôn quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhưng khi đến Ngũ Hiệp, các bạn không hề có cảm giác bị tách biệt với đất liền, mà có cảm giác như lạc vào một thế giới thiên nhiên đầy hoa trái.

con-ngu-hiep

Cồn Ngũ Hiệp ở Tiền Giang

Bạn sẽ được trải nghiệm tuyệt vời nơi vườn trái cây, không chỉ là tham quan mà còn được thưởng thức trái cây tươi tại vườn thật thú vị. Đến đây, bạn còn được xắn ống quần lên để xuống mương bắt cá, rồi lên bờ vừa ngồi nướng con cá thơm ngon, vừa ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã. Thích thú hơn thì du khách bắt đầu du lịch bằng xuồng chèo, nghịch nước trong tiếng mái chèo khua nhè nhẹ. Nếu du khách có thời gian để đi du lịch qua đêm, thì còn gì tuyệt vời hơn, vì có thời gian ngồi hóng mát dưới bóng cây, nghe đờn ca tài tử da diết khi trời chiều buông phủ.

Cồn Ngũ Hiệp lúc nào cũng làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” bởi không gian du lịch xanh tươi đầy sức sống, cùng những người dân thân thiện dễ mến. Một lần đến tham quan những vườn cây ăn trái không lạm dụng phân bón hóa học, tân dụng rác thải xử lý làm phân bón vừa tốt cây vừa bảo vệ môi trường, thấy sao yêu thương hơn vùng đất đã xanh còn thêm sạch hơn.

Một lần tham quan Cồn Ngũ Hiệp mới thấy hết, nơi đây có biết bao điều làm vấn vương du khách. Sự vấn vương như những trái sầu riêng đặc sản thơm ngon, luôn phảng phất mãi một mùi thơm nồng của cồn Phú Hiệp trù phú. Đến nay, cồn Ngũ Hiệp có hơn 1.331 ha vườn chuyên canh sầu riêng chất lượng cao. Bởi thế, khách cứ đến Ngũ Hiệp là ai nấy đều “tay xách nách mang” mấy quả sầu riêng vàng ươm về dùng, về làm quà biếu như góp phần lan tỏa hương thơm, nhân rộng nỗi vấn vương đến thêm nhiều nhiều người

12 tháng 4 2019

Cồn Ngũ Hiệp dài đến 13km, chỗ rộng nhất khoảng 2km, là không gian rộng lớn đủ để cho du khách thỏa lòng hương vị phù sa sông nước. Trong các tour du lịch Tiền Giang Mỹ Tho, điểm đến Cồn Ngũ Hiệp còn được ví như một nàng thơ với vẻ đẹp đượm buồn vì cồn nằm tách mình với phần đất liền của huyện Cai Lậy, bởi con sông Năm Thôn quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhưng khi đến Ngũ Hiệp, các bạn không hề có cảm giác bị tách biệt với đất liền, mà có cảm giác như lạc vào một thế giới thiên nhiên đầy hoa trái.

Bạn sẽ được trải nghiệm tuyệt vời nơi vườn trái cây, không chỉ là tham quan mà còn được thưởng thức trái cây tươi tại vườn thật thú vị. Đến đây, bạn còn được xắn ống quần lên để xuống mương bắt cá, rồi lên bờ vừa ngồi nướng con cá thơm ngon, vừa ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã. Thích thú hơn thì du khách bắt đầu du lịch bằng xuồng chèo, nghịch nước trong tiếng mái chèo khua nhè nhẹ. Nếu du khách có thời gian để đi du lịch qua đêm, thì còn gì tuyệt vời hơn, vì có thời gian ngồi hóng mát dưới bóng cây, nghe đờn ca tài tử da diết khi trời chiều buông phủ.

Cồn Ngũ Hiệp lúc nào cũng làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” bởi không gian du lịch xanh tươi đầy sức sống, cùng những người dân thân thiện dễ mến. Một lần đến tham quan những vườn cây ăn trái không lạm dụng phân bón hóa học, tân dụng rác thải xử lý làm phân bón vừa tốt cây vừa bảo vệ môi trường, thấy sao yêu thương hơn vùng đất đã xanh còn thêm sạch hơn.

Một lần tham quan Cồn Ngũ Hiệp mới thấy hết, nơi đây có biết bao điều làm vấn vương du khách. Sự vấn vương như những trái sầu riêng đặc sản thơm ngon, luôn phảng phất mãi một mùi thơm nồng của cồn Phú Hiệp trù phú. Đến nay, cồn Ngũ Hiệp có hơn 1.331 ha vườn chuyên canh sầu riêng chất lượng cao. Bởi thế, khách cứ đến Ngũ Hiệp là ai nấy đều “tay xách nách mang” mấy quả sầu riêng vàng ươm về dùng, về làm quà biếu như góp phần lan tỏa hương thơm, nhân rộng nỗi vấn vương đến thêm nhiều nhiều người