K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

tk

câu 1:

 Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)

- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)

- Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)

- Hiệp ước Patơnôt (6/6/1884)

=> thái độ nhu nhược , bán nước hại dân chỉ lo cho bản thân mình 

câu 2:

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương.

- Về lực lượng tham gia: toàn thể quần chúng nhân dân Bắc Kì.

 

- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, giành được thắng lợi lớn (trận Cầu Giấy), nhưng diễn ra còn phân tán, thiếu thống nhất.

- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. 

⟹ Nhận xét:

- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).

- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.


 

26 tháng 2 2022

hoàn cảnh dẫn đến phong trào Cần vương . Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương ?

 

15 tháng 4 2018

câu 1 nguyên nhân : pháp sẽ rút khỏi bắc

nd hiệp ước (sgk)

2 tháng 4 2019

Bạn lười thế ! trong SGK có tất mà !gianroi

10 tháng 4 2018

1. Nước ta:
Giàu tài nguyên, khoáng sản, nhân lực,
Đa số người dân là người mù chữ,
Đất nước rộng lớn,
Nước ta lại có quân sự và vũ khí yếu dễ xâm lược

-Pháp chọn ĐN làm mục tiêu tấn công vì:....
- Vì Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được ĐN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TD Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược VN.
- Pháp ko thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là phòng thù bờ biển, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến ko thể vào ra dễ dàng, thuận lợi như cửa biển ĐN...
- ĐN là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu chiếm được ĐN thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực cho quân Pháp có thể thực hiện đk ý đồ đánh chiếm và thu phục vương triều Nguyễn.
- ĐN có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

mình chỉ trả lời câu 1 thôi do dài quá í màbucminh

26 tháng 6 2020

1) Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

2)

- Sâu xa

+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh đó.

+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

- Trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

3)

- Lần 1: 1873

- Lần 2: 1882

4) Với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã làm nức lòng nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

5)

image- Đặc điểm chung đều là hiệp ước có lợi ích triều đình phong kiến mà không quan tâm đến lòng dân

Bạn tham khảo :

Câu 2 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng. tháng 2 - 1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17 - 2 - 1859. chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25 - 10 - 1860), tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
Đêm 23 rạng sáng 24 - 2 - 1861. quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hoả lực của địch. Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

Câu1: nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước nhâm tuất với pháp? Nội dung cơ bản của hiệp ước nhâm tuất là gì? Em đánh giá như thế nào về hiệp ước nhâm tuất, về triều đình nhà nguyễn qua việc chấp nhận kí hiệp ước? Câu2: So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp từ 1858-> 1873. Câu3: Tóm tắt quá trình thực dân pháp xâm lược nước ta...
Đọc tiếp

Câu1: nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước nhâm tuất với pháp? Nội dung cơ bản của hiệp ước nhâm tuất là gì? Em đánh giá như thế nào về hiệp ước nhâm tuất, về triều đình nhà nguyễn qua việc chấp nhận kí hiệp ước?

Câu2: So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp từ 1858-> 1873.

Câu3: Tóm tắt quá trình thực dân pháp xâm lược nước ta từ năm 1858->1884? Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân pháp?

Câu 4: tại sao nói từ năm 1858->1884 là quá trình triều đình huế từ bước từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Câu5: So sánh điểm giống và khác nhau giữa khởi nghĩa Yên thế với những cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương

3
5 tháng 4 2018

Lớp nào đây :))

4 tháng 3 2020

Câu1: nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước nhâm tuất với pháp? Nội dung cơ bản của hiệp ước nhâm tuất là gì? Em đánh giá như thế nào về hiệp ước nhâm tuất, về triều đình nhà nguyễn qua việc chấp nhận kí hiệp ước?

*Nguyên nhân:

Về phía Pháp:
- không đủ binh lực để đánh chiếm mở rộng đất, đánh bại quân triều đình và nhân dân Nam Kỳ;
- bị quân dân ta đánh mạnh và ngụy quân hoạt động chưa hiệu quả;
- cuộc xâm lươc này bị “lỗ” nhiều hơn “lời” – đến năm 1862, Pháp tốn mất 139 triệu quan tiền.

Về phía triều đình Huế lại muốn ký Hiệp ước là vì:
- nội bộ triều đình có chủ trương sợ địch mà không rõ khả năng, quân số và nhược điểm của Pháp mà chỉ thấy ưu điểm là Pháp có tàu to, súng lớn; - -- không tin tưởng khả năng chiến đấu của nhân dân;
- Có ảo vọng hòa bình – dùng thương thuyết để buộc giặc rút lui

*Nội dung cơ bản của hiệp ước:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như:

- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.

- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

*Nhận xét về hiệp ước, nhà Nguyễn:

- Hiệp ước đã vi phạm pháp luật vì tội chiếm lĩnh đất nước.

- Nhà Nguyễn đã có tội vì đem nước bán cho giặc, hại dân chúng rơi vào cảnh lầm than.


Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. 1. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kì. Câu 1. Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào? Câu 2. Tóm tắt vài nét về Trương Định ? Câu 3. Quan sát hình 85 (SGK, trang 117), em hãy mô tả “Quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định”? Câu 4 . So sánh hai thái độ, hai kiểu hành...
Đọc tiếp

Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.

1. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kì.

Câu 1. Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Câu 2. Tóm tắt vài nét về Trương Định ?

Câu 3. Quan sát hình 85 (SGK, trang 117), em hãy mô tả “Quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định”?

Câu 4 . So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp:

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Câu 5. Thái độ của triều đình Huế sau khi kí Hiệp ước 1862?

Câu 6. Hậu quả của các việc làm trên của triều đình Huế là gì?

Câu 7. Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?

Câu 8 . Hãy nêu vài nét về Nguyễn Trung Trực?

Câu 9. Hãy nêu vài nét về Nguyễn Hữu Huân?

Câu 10. Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì theo thứ tự sau: hoàn cảnh, số lượng, quy mô, kết quả.

Câu 11. Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873.

8
2 tháng 1 2018

Câu 1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-than-khang-chien-chong-phap-xam-luoc-cua-nhan-dan-ta-duoc-the-hien-nhu-the-nao-c83a14391.html#ixzz52zfhnRcl

Câu 2.

2 tháng 1 2018

Câu 3:Tham khảo ở đây nha bạn (câu 12)

Bài 24 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến ...

Câu 1: vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Chiến sự Đà Nẵng 1858- 1859? Câu 2: chiến sự Gia Định 1859? Nhận xét thái độ chống Pháp của triều đình Huế khi Pháp chiếm Gia Định? Câu 3: nhân dân miền Trung Nam kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào? Câu 4: tình hình Việt Nam khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì? Câu 5: thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không...
Đọc tiếp

Câu 1: vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Chiến sự Đà Nẵng 1858- 1859?

Câu 2: chiến sự Gia Định 1859? Nhận xét thái độ chống Pháp của triều đình Huế khi Pháp chiếm Gia Định?

Câu 3: nhân dân miền Trung Nam kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Câu 4: tình hình Việt Nam khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì?

Câu 5: thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không thắng nổi?

Câu 6: nội dung hiệp ước Hác măng 1883, hiệp ước pa-tơ-nốt 1884, Tại sao Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?

Câu7: cuộc phản công kinh thành Huế tháng 7 năm 1885? Phong trào Cần Vương nổ ra và như thế nào?

Câu 8: diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê . Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?

Câu 9: Vì sao các sĩ phu quan lại đề nghị cải cách? Nội dung cải cách duy tân ở Việt Nam?

Câu 10: kết cục của cải cách? Vì sao đề nghị cải cách không thực hiện được?

2
5 tháng 5 2019

Câu 1:

Chủ nghĩa tư bản trên đà phát triển, cần nhiều thị trường, nhiều thuộc địa

Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vị trí đị lí thuận lợi và chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu-> đối tượng xâm lược của Pháp

Trước đó triều đìh lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô

->Pháp lôi kéo Tây Ba Nha vào cuộc xl VN

5 tháng 5 2019

Câu 9 và 10:

Nguyên nhân các quan lại sĩ phu đề nghị đưa ra cải cách:

-Đứng trước tình trạng đất nc ngày càng nguy nan, và xuất phát từ lòng yêu nc, thương dân, mong muốn cho nc nhà đc giàu mạnh và có thể đương đầu vs cuộc xl của thực dân phương Tây,1 số quan lại, sĩ phu yêu nước biết tthờiđã đề nghị cải cách duy tân đất nc.

Cải cách k thực hiện đc.

Lí do:

-Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết đc 2 mâu thuẫn của xh VN là mâu thuẫn giữa nông dân vs địa chủ và giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ k chịu thay đổi hiện trạng của đất nc, tuy bất lực trc những khó khăn nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện đc, gây trở ngại cho vc phát triển của những nhân tố ms của xh, làm cho đất nc lẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ pkiến đương thời.

1.hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao, thương mại của Việt Nam là A.hiệp ước Hác-măng B.hiệp ước Nhâm Tuất C.hiệp ước Giáp Tuất D.hiệp ước Pa-tơ-nốt 2.tổng chỉ huy quân đội của triều Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất A. Nguyễn Tri Phương B. Nguyễn Văn Phương C. Nguyễn Công Trứ D. Hoàng Diệu 3.Mục đích Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng...
Đọc tiếp

1.hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao, thương mại của Việt Nam là
A.hiệp ước Hác-măng
B.hiệp ước Nhâm Tuất
C.hiệp ước Giáp Tuất
D.hiệp ước Pa-tơ-nốt
2.tổng chỉ huy quân đội của triều Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất
A. Nguyễn Tri Phương
B. Nguyễn Văn Phương
C. Nguyễn Công Trứ
D. Hoàng Diệu
3.Mục đích Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là:
A. Thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài
B. Thực hiện âm mưu chiến nhanh thắng nhanh
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Quân Pháp bị tổn thất nhiều tại Đà Nẵng
4. Thái độ của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây
A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân
B. Phối hợp với nhân dân khánh chiến
C.kêu gọi văn thân sĩ phu ủng hộ
D. Chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ chống Pháp
5. Ba tỉnh miền Tây nam Kì nhanh chóng rơi vào tay Thực dân Pháp vì:
A. Triều đình Huế cầu hoà với Pháp và ngăn cản phong trào chống pháp của nhân dân ta
B.lực lượng của thực dân pháp manh và có vũ khí hiện đại
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình ngày càng sâu sắc
D. Tình hình triều đình Huế ngày càng bi đát
6.Pháp đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất đã dùng thủ đoạn:
A. Tung gián điệp để nắm tình hình miền Bắc
B. Bắt tay với triều đình nhà thanh đề co lập ta
C. Lôi kéo các linh mục công giáo
D. Xây dựng đội lái buôn để gây rối ở Bắc Kì
7. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất trong hoàn cảnh nước ta như thế nào?
A. Khủng hoảng kinh tế,tài chính, binh lực suy yếu
B. Chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Pháp thua trận sau chiến tranh Pháp-Phổ
D. Chủ nghĩa tư bản đạt đến đỉnh cao
8. Tình hình quan lại trong triều sau hiệp ước Hác-Măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt
A. Quan lại chia 2 phái: chủ chiến và chủ hoà
B. Ủng hộ việc kí hiệp ước 1883
C. Bất bình với triều đình, dâng biểu cải cách
D. Quyết định chống lại triều đình kí hiệp ước
9. Việc triều đình kí hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp đã đánh dấu:
A. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn
B. Mối quan hệ Việt-Pháp ngày càng căng thẳng
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Sự bại trận của thực dân Pháp
10. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Yên Thế

1
18 tháng 4 2020

1.hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao, thương mại của Việt Nam là
A.hiệp ước Hác-măng
B.hiệp ước Nhâm Tuất
C.hiệp ước Giáp Tuất
D.hiệp ước Pa-tơ-nốt
2.tổng chỉ huy quân đội của triều Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất
A. Nguyễn Tri Phương
B. Nguyễn Văn Phương
C. Nguyễn Công Trứ
D. Hoàng Diệu
3.Mục đích Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là:
A. Thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài
B. Thực hiện âm mưu chiến nhanh thắng nhanh
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Quân Pháp bị tổn thất nhiều tại Đà Nẵng
4. Thái độ của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây
A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân
B. Phối hợp với nhân dân khánh chiến
C.kêu gọi văn thân sĩ phu ủng hộ
D. Chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ chống Pháp
5. Ba tỉnh miền Tây nam Kì nhanh chóng rơi vào tay Thực dân Pháp vì:
A. Triều đình Huế cầu hoà với Pháp và ngăn cản phong trào chống pháp của nhân dân ta
B.lực lượng của thực dân pháp manh và có vũ khí hiện đại
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình ngày càng sâu sắc
D. Tình hình triều đình Huế ngày càng bi đát
6.Pháp đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất đã dùng thủ đoạn:
A. Tung gián điệp để nắm tình hình miền Bắc
B. Bắt tay với triều đình nhà thanh đề co lập ta
C. Lôi kéo các linh mục công giáo
D. Xây dựng đội lái buôn để gây rối ở Bắc Kì
7. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất trong hoàn cảnh nước ta như thế nào?
A. Khủng hoảng kinh tế,tài chính, binh lực suy yếu
B. Chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Pháp thua trận sau chiến tranh Pháp-Phổ
D. Chủ nghĩa tư bản đạt đến đỉnh cao
8. Tình hình quan lại trong triều sau hiệp ước Hác-Măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt
A. Quan lại chia 2 phái: chủ chiến và chủ hoà
B. Ủng hộ việc kí hiệp ước 1883
C. Bất bình với triều đình, dâng biểu cải cách
D. Quyết định chống lại triều đình kí hiệp ước
9. Việc triều đình kí hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp đã đánh dấu:
A. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn
B. Mối quan hệ Việt-Pháp ngày càng căng thẳng
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Sự bại trận của thực dân Pháp
10. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 1. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu? Câu 2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào? Câu 3. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu? Câu 4. Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái? Câu 5. Tháng 6 - 1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào? Câu 6. Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc...
Đọc tiếp

Câu 1. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu?
Câu 2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?
Câu 3. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
Câu 4. Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
Câu 5. Tháng 6 - 1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào?
Câu 6. Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc như:
Câu 7. Hai lần bị giặc bắt, được thả ra ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. Ông là ai?
Câu 8. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
Câu 9. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?
Câu 10. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
Câu 11. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
Câu 12. Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873?
Câu 13. Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội, Pháp cho quân chiếm các tỉnh:
Câu 14. Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Câu 15. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
Câu 16. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?
Câu 17. Vì sao Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

3
8 tháng 2 2020

1.Ngày 17/2/1859, Quân Pháp đánhchiếm tỉnh thành Gia Định (Sài Gòn). Sau khi chiếm bán đảo Sơn Trà, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đánh chiếm thành Sài Gòn để thiết lập căn cứ quân sự.

2.Ngày 5/6/1862

3.Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.

4.Trương Định

5.Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

6.Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị

7.Nguyễn Hữu Huân

8.Nguyễn Trung Trực

9.Do thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

10.Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

11. Sáng ngày 20/11/1873

12.Nguyễn Tri Phương

13.Hải Dương,Hưng Yên,Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định

14.Do quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

15.Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội)

16.Ngày 15/3/1874

17.Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

8 tháng 2 2020

1. Thành Gia Định

2. 5/6/1862

3. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.

4. Trương Định

5.Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

6. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,..

7. Nguyễn Hữu Huân

8. Nguyễn Trung Trực

9. Do thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Giải thích: Thay vì cùng nhân dân tập trung lực lượng chống lại thực dân Pháp thì triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Triều đình Huế nhanh chóng trở thành tay sai của thực dân Pháp.

10.Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

11. Sáng ngày 20/11/1873

12.Nguyễn Tri Phương

13.Hải Dương,Hưng Yên,Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định

14.Do quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

15.Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội)

16.Ngày 15/3/1874

17.Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.