K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2016

“Mùa thu ơi mùa thu…”
Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Trời đầu đông. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy giống mùa thu đến lạ!...

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…
 

Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.

Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình. Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao!

Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!

Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy…

Hết thu. Vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Và tôi yêu nắng như yêu chính mùa thu của tôi. Có lẽ nắng cũng yêu tôi, như mùa thu yêu tôi…

Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tiếc nuối. Tôi ngắm nắng như ngắm chính mùa thu của tôi. Tôi không chắc có phải tôi yêu mùa thu không? Không, có lẽ tôi nghiện mùa thu mất rồi! Bật lại bài hát, tôi nhắm mắt. Mùa thu ơi, hãy quay lại nhé! Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?

 


CHÚC BN HOK TỐT ok

27 tháng 3 2022

dùng để khuyên bảo mọi người hãy sống chậm lại, hãy quan tâm nhiều hơn đến những điều tuyệt vời và ý nghĩa ở xung quang cuộc sống 

9 tháng 4 2021

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

17 tháng 4 2022

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

17 tháng 4 2022

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

tk nha

cảm ơn

19 tháng 4 2019

Quê hương trong mỗi người chúng ta là những cảm nhận khác nhau. Là nơi chúng ta sinh ra, được nuôi dưỡng bởi những câu ca ru ngọt ngào của mẹ:

Quê hương là chùm khế ngọt,

Cho con trèo hái mỗi ngày.

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay...."

Trong nền văn học Việt Nam đề tài quê hương luôn là đề tài mở muôn thuở, bởi đây là nơi cuội nguồn của mỗi chúng ta, nó thiêng liêng, mỗi vùng miền khác nhau có nét đẹp riêng. Bởi thế quê hương trong thơ ca luôn ấm áp, trữ tình, giàu cảm xúc, luôn lắng động niềm vui tự hào trong tâm hồn mỗi người. Tiêu biểu trong số những tác phẩm viết về quê hương là bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Rất dễ để nhận bài thơ được mở đầu là lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Tế Hanh giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình ngay trong những vần thơ đầu tiên của bài thơ, đó là nghề ngư nghiệp. Quê hương của tác giả rất đặc biệt khác hẳn với các vùng quê miền biến nằm ăn sát ra biển nhưng lại "cách biển nửa ngày sông", bốn bề quanh năm sóng vỗ. Cuộc sống mưu sinh của người dân ở đây là nghề "chài lưới" vất vả lênh đênh trên biến. Khung cảnh đi đánh cá được nhà thơ miêu tả rất thơ mộng, đẹp đến mê lòng người:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Buổi sáng khi tiết trời trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả. Nếu những câu thơ ba và bốn nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo càng mạnh mẽ, quyết liệt và khỏe khoắn bấy nhiêu.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: "hăng", "phăng" kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Việc sử dụng động từ "phăng" đã gợi tả sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Nhà thơ lấy hình ảnh cánh buồm để tượng trưng cho "hồn làng" bởi cánh buồm ấy hàng ngày tạo nên công ăn việc làm nuôi sống những người dân miền biển. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Cánh buồm dường như có sức mạnh phi thường trong không khí trong lành nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào, cánh buồm vi vu trong gió biển. Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Lec-môn-tôp (nhà thơ Nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông tố:

"Thấp thoáng xa xa một cánh buồm Chập chờn trên biển cả mù sương Buồm kiếm tìm chi nơi đất lạ?

Giã từ chi đó chốn quê hương?"

(Thuý Toàn dịch)

Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm vui đơn sơ, hồn hậu của những người dân chài khi đoàn thuyền đánh cá trỏ về:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

"Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe"

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói cuộc sống lênh đênh sông nước là cuộc sống khắc nghiệt, luôn phải chuẩn bị tinh thần đương đầu với muôn trùng nguy hiểm buộc những người dân ở đây phải luôn đoàn kết, thống nhất với nhau để cùng hỗ trợ nhau trong công việc đánh bắt cá trên biển. Họ hợp lực với nhau trong những chuyên đi biển và chia sẻ, san sẻ những gánh nặng cùng nhau và mọi nỗi vui buồn. Mỗi lần thuyền ra khơi đánh cá không chỉ người ra đi mà những người thân ở lại đều cầu khấn trời đất mong chuyến đi được bình an, may mắn. Kết quả của thành quả lao động không mệt mỏi ấy là khoang cá nặng chở về là niềm vui, là hạnh phúc của mọi nhà: " Những con cá tươi ngon thân bạc trắng ".

Hơn ai hết, người dân hiểu rằng: đằng sau những mẻ cá "tươi ngon" là bao nỗi vất vả gian nan, bao hiểm nguy mà người thân của họ đã trải qua.

Hình ảnh những chàng trai vùng biển mang một màu da thật riêng "ngăm rám nắng", nước biển mặn ngấm vào da thịt người dân chài tạo thành mùi vị riêng trên cơ thể họ - để gợi nên một hình ảnh vô cùng lãng mạn: chàng đánh cá sau chuyến phiêu du trên biển, lúc trở về còn mang theo hương vị nồng nàn của những vùng biển lạ. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền dường như cũng hòa mình tựa như con người vậy, cũng mệt mỏi sau những ngày dài đi biển, cũng cần phải nghỉ ngơi. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách "nghe", thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Kết thức bài thơ là nỗi lòng của nhà thơ Tế Hanh, xa nơi mình lớn lên, nơi đã gắn bó cho ông biết bao kỷ niệm của tuổi thơ. Nỗi nhớ ấy khiến ông phải thốt nên lời: Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà, thậm chí có những lúc nhớ quê hương mà ông thấy hình ảnh con thuyển ra khơi. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê.

9 tháng 9 2021

THAM KHẢO:

Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.

Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.

Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.

Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.

Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa thu khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.

9 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hỏi đáp Ngữ văn

17 tháng 4 2022

Quê hương! Hai tiếng nhẹ nhàng thôi nhưng lắng đọng trong đó biết bao tình yêu, tuổi thơ và kí ức của mỗi con người. Ai cũng vậy, đều có quê và dù có đi xa cũng không bao giờ quên được. Gắn liền với nó có rất nhiều kỉ niệm đẹp, ta cùng nó lúc vui lẫn buồn, cả hai có nhau không thể tách rời được. Khi vui ta cùng nó thả diều trên một khoảng ruộng, cùng bạn trẻ trong sớm chơi là có, nhảy dây mà không biết mệt, còn những khi buồn quê hương cho ta một vùng trời riêng để ngắm, cho ta làn gió đậm đà hương quê để rồi quên đi bao nỗi mệt nhọc, đau buồn... Tất cả những gì mà con người có luôn tồn tại sẵn trên chính mảnh đất yêu quý này, thiên nhiên nuôi ta lớn và không gì hơn là tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, hàng xóm bạn bè quanh ta ở nơi đây, sự quan tâm, tình yêu đã làm ta trở thành một con người, một con người có ích và hoàn thiện hơn cho quê hương đất nước. Quê hương sẽ mãi mãi là nhà mà cho dù có đi đâu sẽ chẳng bao giờ ta quên được! Ôi hai tiếng quê hương...

hehe.......

25 tháng 7 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tế Hanh. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được tình cảm chân thành của chính bản thân lột tả ra ngoài. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của kẻ lữ hành trên dòng chảy thi ca đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Câu thơ đầu tiên đó như một lời giới thiệu về quê hương tác giả, tiếp đó là 2 câu thơ miêu tả sơ lược mặt đất và trời. Sự miêu tả ấy vừa tươi sáng vừa tạo lên màu sắc sinh động. Và câu thơ cuối chính là nói về người dân nơi đây, "dân trai tráng" nghe mới thật thơ ca và "bơi thuyền đi đánh cá" là hoạt động của họ. Với từ "bơi", ở đây chúng ta có một câu hỏi rằng: "Bơi thuyền nghĩa là gì, tại sao có thuyền rồi lại còn phải bơi?". À thật ra đây là cách miêu tả riêng của Tế Hanh, chính điều đó đã làm thơ của Tế Hanh trở nên riêng biệt, nổi bật không nhầm lẫn được với ai cả. "Bơi thuyền" ở đây là đi thuyền nhưng chẳng lẽ lại miêu tả " đi thuyền đi đánh cá", bởi thế tác giả mới sử dụng từ "bơi" - từ quen thuộc với "biển". Đây là sự miêu tả rất tinh tế và tài tình của Tế Hanh. Kế tiếp là: 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác. " rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. 

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Khắp thân người nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Và còn lại của bài thơ đều là sử dụng cách miêu tả để ẩn dụ nói đến người dân. Đó là ý của nhận định: "nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài". Không thể nào chối cãi, "Quê hương" là tác phẩm chỉ đến con người là chủ yếu. Đồng thời  với đó, là tâm tư của tác giả được hàn gắn vào  câu cuối của bài thơ. Kỳ thực, đó là một cách để bày tỏ lòng yêu thương quê hương của mình thông qua tiếng nói văn thơ. Từ đó, ta cũng có thể hiểu được phần nào tấm lòng, tâm tình của Tế Hanh dành cho quê hương, đạc biệt là với con người làng chài. Tất cả cảnh sinh hoạt của người làng chài cũng đơn giản, bình thường như con người bình thường mà thôi. Nhưng đối với người đã "yêu", mọi thứ lập tức hóa " thương". Khép lại bài văn trên, ta kết luận rằng Tế Hanh chính là một người "họa sĩ" tài tình, vẽ ra bức tranh sin hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

Tuệ Lâm✿☕

26 tháng 7 2023

sao dài z:>