K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

 Phân tích

* Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bị cho sự trở về:

Sao mờ, kéo lưới trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

 Tất cả tinh thần khẩn trương, hối hả được diễn tả qua từ "kịp" và hình ảnh "kéo xoăn tay" một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả nhưng lấp lánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được "chùm cá nặng".Sự khoẻ mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ "ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo.

* Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: "lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng" đó là lúc đoàn thuyền trở về:

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Chi tiết "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" và "mặt trời đội biển nhô màu mới" là chi tiết giàu ý nghĩa. Hình ảnh "mặt trời" là hình ảnh ẩn dụ cho một tương tươi sáng. Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền tự do làm chủ cuộc sống đang trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành công…

18 tháng 5 2017

Trong bài Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ giống như một khúc tráng ca. Những câu thơ có từ “hát” trong bài:

    - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    - Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

    - Câu hát căng buồm với gió khơi.

       + Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

       + Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

4 tháng 2 2018

Trong bài Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ giống như một khúc tráng ca. Những câu thơ có từ “hát” trong bài:

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

    + Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

    + Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

15 tháng 5 2021

 Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.

26 tháng 4 2019

Bài thơ có bốn từ "Hát":

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Hát rằng: các bạc biển Đông….

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

 • Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

 • Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

17 tháng 11 2021

help mình với

17 tháng 11 2021

Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền ra khơi kết hợp với động từ “lại” diễn tả công việc lao động hằng ngày đầy hứng khởi

→ Khí thế phơi phới, mạnh mẽ của người lao động trên biển làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn, nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỉ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy: Tam nguyên Yên Đổ.

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:

Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

 

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

28 tháng 9 2021

đoạn văn 9-10 câu em nhé, sai form rồi nè