K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Nêu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn? Nêu các điều kiện khi sử dụng bình tràn? Câu 2: Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo? Áp dụng:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16cm. - Tính độ biến dạng của lò xo -Khi quả nặng đứng yên, có những...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn? Nêu các điều kiện khi sử dụng bình tràn?

Câu 2: Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo?

Áp dụng:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16cm.

- Tính độ biến dạng của lò xo

-Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng?

-Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó

Câu 3:Dụng cụ dùng để đo lực là gì? Trình bày cách đo một lực kéo bằng lực kế?

Câu 4: Giải thích tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo và dài?

Câu 5: Tại sao đi lên dốc cang thoai thoải(độ nghiêng ít) càng dễ đi hơn?

Câu 6:Một bình chia độ đựng nước, mực nước trong bình ngang vạch 25cm3, người ta thả vào trong bình một hòn bi thì thấy mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 50cm3.

a)Tính thể tích hòn bi

b)Tính khối lượng của hòn bi, biết hòn bi bằng sắt và khối lượng riêng là 7800kg/m3

Câu 7:Một thỏi nhôm có khối lượng 8,1 kg có thể tích 3dm3

a)Tìm trọng lượng của thỏi nhôm

b)Tính khối lượng riêng của nhôm theo đơn vị kg/m3

Câu 8:Một tảng đó có thể tích V=1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là D=2650kg/m3 Tìm khối lượng và trọng lượng của đá.

Câu 9:Thả chìm hoàn toàn 1 thỏi nhôm đặc vào bình chia độ có giới hạn đo là 500cm3, có chứa sẵn 150cm3 nước thì thấy nước dâng lên đến mực 350cm3.

a)Thể tích của nhôm là bao nhiêu?

b)Tính khối lượng của nhôm, biết khối lượng riêng là 2700kg/m3

c)Tính trọng lượng thỏi nhôm

Câu 10:Một cân đĩa cân bằng khi: Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 50g,20g ,20g và 10g. Hãy cho biết khối lượng của một gói kẹo? (biết rằng các gói kẹo có khối lượng bằng nhau)

Câu 11:Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và thể tích 0,1 dm3.

a)Tính trọng lượng của quả nặng

b)Tính khối lượng riêng của chất làm nên quả nặng

c)Nếu treo quả nặng vào 1 lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu ?

Câu 12:Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 500cm3, người ta thả vào bình một quả cầu có trọng lượng 5N thì mức nước trong bình dâng lên tới vạnh 540cm3

a)Tính thể tích quả cầu

b)Tính khối lượng riêng của quả cầu

4
22 tháng 12 2018

Câu 11: tóm tắt:

m= 0,27 kg.

V= 0,1 dm3= 0,0001 m3.

a) P=?

b) D=?

Giải:

a) Trọng lượng của quả nặng là:

P=10m=10.0,27=2,7 (N)

b) Khối lượng của chất làm quả nặng là:

D=\(\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,27}{0,0001}\)=2700(kg/m3)

Vậy..................................

Câu 12: Tóm tắt:

V1= 500 cm3.

V2=540 cm3.

P= 5N

a) V=?

b) D=?

Giải:

a) Thể tích của quả cầu là:

V=V2-V1= 540-500=40 (cm3)

Đổi: 40 cm3= 0,00004 m3.

b) Vì P=10m \(\Rightarrow m=\dfrac{P}{10}\)

Khối lượng của quả cầu là:

m=\(\dfrac{P}{10}\)=\(\dfrac{5}{10}=0,5\)(kg)

Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là:

D=\(\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,5}{0,00004}\)=12500(kg/m3)

Vậy................................

22 tháng 12 2018

Câu 2 : Biến dạng đàn hồi của lò xo là lò xo sau khi biến dạng, có thể trở lại hình dạng ban đầu

- Áp dụng:

Tóm tắt:

l0 = 10cm

m = 100g

l = 16cm

▲l = ? cm

Khi quả nặng đứng yên đã có những lực nào tác dụng lên?

Phương , chiều, độ lớn các lực?

Giải

Độ biến dạng của lò xo là

▲l = l - l0 = 16 - 10 = 6 (cm)

- Khi quả nặng đứng yên những lực tác dụng lên quả nặng là lực hút của Trái Đất và lực đàn hồi của lò xo.

- Hai lực đó có cùng phương nhưng ngược chiều, mạnh như nhau và cùng tác dụng vào một vật

1. Khi ánh sáng chiếu vào bảng đen vì sao bảng đen ko sáng lên mà vẫn có màu đen. Hãy giải thích 2. Hãy giải thích về mặt vật lý : vì sao những người bị hiếm thị( mù ) ko thể nhìn thấy mọi vật xung quanh 3. Vì sao ta ko nhìn thấy đc những vật ở sau lưng nếu ta ko quay mặt lại. Hãy giải thích 4. Vào ban đêm trời tối nếu ta bật điện thì lập tức ta có thể nhìn thấy các vật ở gần đó ngay. Vậy có phải ánh...
Đọc tiếp

1. Khi ánh sáng chiếu vào bảng đen vì sao bảng đen ko sáng lên mà vẫn có màu đen. Hãy giải thích

2. Hãy giải thích về mặt vật lý : vì sao những người bị hiếm thị( mù ) ko thể nhìn thấy mọi vật xung quanh

3. Vì sao ta ko nhìn thấy đc những vật ở sau lưng nếu ta ko quay mặt lại. Hãy giải thích

4. Vào ban đêm trời tối nếu ta bật điện thì lập tức ta có thể nhìn thấy các vật ở gần đó ngay. Vậy có phải ánh sáng đã truyền đi 1 cách tức thời ko. hãy tìm hiểu và giải thích

5. tại sao trong 1 lớp học người ta lắp đèn ở nhiều vị trí khác nhau mà ko dùng 1 bóng đèn lớn ( cho độ sáng của 1 bóng đèn lớn bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại ). hãy giải thích

Giúp mk vs câu nào giải đc thì giúp mk . Cảm ơn các bn trước

1
28 tháng 10 2017

1. Khi ánh sáng chiếu vào bảng đen vì sao bảng đen ko sáng lên mà vẫn có màu đen. Hãy giải thích

Ta thấy bảng có màu đen sở dĩ có ánh sáng chiếu vào bảng đen nên ta có thể nhìn thấy bảng màu đen

2. Hãy giải thích về mặt vật lý : vì sao những người bị hiếm thị( mù ) ko thể nhìn thấy mọi vật xung quanh

Mắt nhìn thấy vật do có ánh sáng truyền vào mắt, mà ta nhìn thấy được do có mắt. Vậy những người bị mù mắt không sử dụng được, nên ánh sáng không truyền vào mắt họ để giúp họ thấy mọi vật xung quanh được

3. Vì sao ta ko nhìn thấy đc những vật ở sau lưng nếu ta ko quay mặt lại. Hãy giải thích

Mắt ta nhìn thấy vật do ánh sáng truyền theo đường thẳng vào mắt ta, mắt ta đặt ở trước. Ánh sáng không thể bẻ cong đến mắt ta để nhìn thấy vật sau lưng được

4. Vào ban đêm trời tối nếu ta bật điện thì lập tức ta có thể nhìn thấy các vật ở gần đó ngay. Vậy có phải ánh sáng đã truyền đi 1 cách tức thời ko. hãy tìm hiểu và giải thích

Ánh sáng truyền đi với một vận tốc nhất định nhưng rất lớn. Vận tốc của ánh sáng là 300 000 km/s. với vận tốc rất lớn này, trong một không gian hẹp (tức đường đi của ánh sáng là ngắn) thì thời gian truyền ánh sáng là vô cùng nhỏ, chính vì vậy mà ta có cảm giác ánh sáng truyền đi tức thời

5. Tại sao trong 1 lớp học người ta lắp đèn ở nhiều vị trí khác nhau mà ko dùng 1 bóng đèn lớn (cho độ sáng của 1 bóng đèn lớn bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại). Hãy giải thích

Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra. Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên.

7 tháng 12 2017

Câu 1 :

* Trọng lực :

+ Phương :thẳng đứng

+ Chiều : Hướng về phía trái đất

Câu3 : Chiếc cặp sách đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực nào?

+ Lực hút Trái đất

+ Lực nâng của bàn

- Chỉ rõ phương, chiều và so sánh cường độ của 2 lực đó

+ Lực hút trái đất :

* Phương: thẳng đứng

* Chiều :hướng về phía trái đất

+ Lực nâng :

* Phương : thẳng đứng

* Chiều : hướng từ dưới lên

7 tháng 12 2017

4. Tại sao ô tô qua đèo thường là đường ngoằn nghoèo rất dài

Trả lời:
Hãy tưởng tượng đèo là một mặt phẳng nghiêng, như vậy: Nếu mặt phẳng nghiêng càng dốc đứng thì lực để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng càng tăng (và ngược lại).

Vì thế: Đường ô tô qua đèo càng ngoằn nghèo, càng dài thì độ dốc càng ít, lực kéo vật càng nhỏ nên ô tô dễ dàng đi lên đèo, hạn chế tình trạng tụt dốc.

Câu 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó: A. Để dễ dàng tu sửa cầu. C. Để tạo thẩm mĩ. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. D. Vì cả ba lí do trên. Câu 2: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì: A. Bê tông và thép không bị nở vì nhiệt. C. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép. B. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép. D....
Đọc tiếp

Câu 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó:

A. Để dễ dàng tu sửa cầu. C. Để tạo thẩm mĩ.

B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. D. Vì cả ba lí do trên.

Câu 2: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:

A. Bê tông và thép không bị nở vì nhiệt. C. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.

B. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép. D. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

Câu 3: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại, muốn tách rời hai cốc ra, ta làm cách nào trong các cách sau:

A. Ngâm cốc dưới vào nước nóng,cốc trên vào nước lạnh.

B. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

C. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên vào nước nóng.

D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

Câu 4: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên. C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.

B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

Câu 5: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:

A. Các chất khi co dãn…(1)……….mà bị ngăn cản có thể gây ra…(2)……………….

B. Trong nhiệt giai Xen-xi út nhiệt độ của nước đá đang tan là…(3)……và của hơi nước đang sôi là…(4)………..

Câu 6: Ghép các nội dung ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải:

A. Nhiệt kế rượu dùng để đo: a. Nhiệt độ cơ thể.
B. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo: b. Nhiệt độ khí quyển.
c. Nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.
d.Nhiệt độ các vật trong phòng thí nghiệm.

II/ Tự luận: (6đ)

Câu 1: Khi nung nóng một lượng chất rắn thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Tại sao?

Câu 2: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng.

Câu 3: Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,015mm. Nếu tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 40m ở nhiệt độ 500C sẽ có độ dài là bao nhiêu?

2
22 tháng 4 2017

Câu 1: B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

Câu 2: D. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

Câu 3: A. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên vào nước lạnh.

Câu 4: D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

Câu 5:

A. Các chất khi co dãn (1) vì nhiệt mà bị ngăn cản sẽ gây ra (2) một lực rất lớn.

B. Trong nhiệt giai Xen-xi út nhiệt độ của nước đá đang tan là (3) 0oC và của hơi nước đang sôi là (4) 100oC.

Câu 6:

A. Nhiệt kế rượu dùng để đo - b. Nhiệt dộ khí quyển.

B. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo - d. Nhiệt độ các vật trong phòng thí nghiệm.

II / Tự luận

Câu 1:

Khi nung nóng một lượng chất rắn thì khối lượng riêng của nó giảm, vì: Khi nung nóng một lượng chất rắn, thể tích của vật tăng, nhưng khối lượng của vật không thay đổi nên khối lượng riêng giảm.

Câu 2:

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nóng lên và nở ra, trong khi đó, lớp thủy tinh ở bên ngoài chưa kịp nóng lên và nở ra, do đó lớp thủy tinh bên ngoài chịu tác dụng của một lực đẩy từ bên trong ra, nên cốc bị vỡ.

Còn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì cả hai lớp thủy tinh đều đồng thời nóng lên và dãn nở.

Câu 3:

Giải:

Ở 1oC thì 40m dây đồng tăng:

50. 0, 015 = 0,6 ( mm)

Ở 50oC thì 40m dây đồng tăng:

50. 0,6 = 40 (mm)

Đổi: 40mm = 0.04m

Dây điện bằng đồng dài 40m ở nhiệt độ 50oC dài:

40 + 0,04 = 40,04 (m)

Đáp số 40,04 ( m )

22 tháng 4 2017

Sao câu cuối nó cứ loằng ngoằng kiểu gì í nhỉ ?

Câu 1: Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải để khô, khi đứng trước quạt ta có cảm giác gì khác không? Giải thích? Câu 2: Trong lần làm thí nghiệm, đổ cồn vào đèn, sơ ý cồn dính tay, sau một thời gian ngắn em có cảm giác thế nào? Giải thích? Câu 3: Mỗi khi lau nhà xong ta cảm thấy nhiệt độ sàn nhà như thế nào ? Giải thích? Câu 4: Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ (...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải để khô, khi đứng trước quạt ta có cảm giác gì khác không? Giải thích?

Câu 2: Trong lần làm thí nghiệm, đổ cồn vào đèn, sơ ý cồn dính tay, sau một thời gian ngắn em có cảm giác thế nào? Giải thích?

Câu 3: Mỗi khi lau nhà xong ta cảm thấy nhiệt độ sàn nhà như thế nào ? Giải thích?

Câu 4: Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ ( không cần vẽ cũng được ). Nhận xét gì về yếu tố nhiệt độ khi chuyển thể trên?

Câu 5: Giải thích một số hiện tượng sau:

- Đun nước không đổ đầy ấm.

- Đóng chai nước ngọt không đầy.

- Đường ray xe lửa có khoảng hở.

- Đầu cầu sắt gối trên con lăn.

Câu 6: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng? Để tránh trường hợp trên cần phải làm như thế nào?

Câu 7: Tại sao tháp Epphen ở Pháp mùa hè lại cao thêm 10cm ?

2
10 tháng 5 2017

Câu 6: Khi ta rót nc nóng vào cốc thủy tinh dày, do nhận dc nhiệt quá đột ngột khi ấy chỉ thủy tinh bên trong cốc đã nhận dc nhiệt nên nó bị nở ra,nhưng vì cốc thủy tinh dầy nên mặt ngoài của cốc một lúc sau mới nhận dc nhiệt. Khi ấy cốc sẽ dần dần bị nứt rồi sau đó vỡ. Còn riêng vs cái cốc mỏng, vì nó mỏng nên nhiệt độ ở mặt ngoài của cốc sẽ nhận được nhiệt nhanh hơn so vs cái cốc dầy. Như vậy cái cốc dày sẽ dễ vỡ hơn cái cốc mỏng khi cả 2 cốc đều bị rót nc.

Để tránh trường hợp trên, ta phải nhúng cả chiếc cốc vào trong nc nóng trc khi ta muốn rót nc vào cốc.hihihihi

10 tháng 5 2017

c7:Vào mùa hè khi ánh nắng chiếu và tháp ép-phen làm cho tháp nóng và dãn nở,vào mùa đông tháp không giản nở và thấp nên vào mùa hè tháp cao hơn mùa đông

Câu 1 : Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A .Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ. B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm. C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm. D. Cả 3 trường hợp trên Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy: A. Đúc tượng đồng. B. Làm muối. C. Sương đọng trên là cây. D. Khăn...
Đọc tiếp
Câu 1 : Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A .Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ. B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm. C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm. D. Cả 3 trường hợp trên Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy: A. Đúc tượng đồng. B. Làm muối. C. Sương đọng trên là cây. D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng. Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên? A. Quả bóng bàn nở ra. B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên. C. Quả bóng bàn co lại. D. Quả bóng bàn nhẹ đi. Câu 4: Thế nào là sự sôi ? Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Câu 5: Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt đóng hộp mới mua vào xoong nước để đun sôi lên. Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm như thế nguy hiểm lắm. Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm như thế và phải làm như thế nào mới được? Câu 6: Một thùng đựng 200 lít nước ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì mộtlít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 80oC.
1
8 tháng 5 2018

1 A 2 A 3 B

4 sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng và ngay trên mặt thoáng của chất lỏng, ở 1 nhiệt độ nhất định

giống nhau: giữa sự sôi và bay hơi đề chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí

khác nhau: sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt chất lỏng và ở bất kì nhiệt độ nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong òng chất lỏng và ở nhiệt độ xác định

5 và 6 mik ko biết nhé

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong bình kín A. Thể tích của không khí tăng B. Khối lượng riêng của không khí tăng C. Khối lượng riêng của không khí giảm D. Thể tích và khối lượng riêng không đổi Câu 4: Trong các cách sắp xếp sự nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào là chính xác A. Đồng, thủy ngân, không khí B. Không khí, thủy ngân, đồng C. Thủy ngân, đồng, không khí...
Đọc tiếp
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong bình kín A. Thể tích của không khí tăng B. Khối lượng riêng của không khí tăng C. Khối lượng riêng của không khí giảm D. Thể tích và khối lượng riêng không đổi Câu 4: Trong các cách sắp xếp sự nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào là chính xác A. Đồng, thủy ngân, không khí B. Không khí, thủy ngân, đồng C. Thủy ngân, đồng, không khí D. Không khí, đồng, thủy ngân Câu 5: Tại sao vào mùa hè dây điện võng xuống hơn mùa đông? A. Mùa hè dây nở ra vì nhiệt còn mùa đông do co lại vì nhiệt nên dây điện mùa hè bị võng xuống B. Mùa đông dây co lại vì nhiệt nên ngắn đi. Dây căng hơn mùa hè C. Mùa hè dây điện nở ra vì nhiệt nên sẽ dài hơn. Dây bị chùng xuống D. Nguyên nhân không phải do thời tiết Câu 6: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách A. Làm nóng đáy lọ B. Làm nóng cổ lọ và cái nút C. Làm nóng cổ lọ D. Làm nóng cái nút
0
16 tháng 3 2017

Câu 1 :

a) Ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.

b) Ứng dụng

* Chất rắn : Ở đầu cán chuôi , dao , liềm bằng gỗ , thường có 1 đai bằng sắt , gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu , người thợ rèn phải nung nóng khâu r` ms tra vào cán

* Chất lỏng : Khi đun nc , k nên đổ nc thật đầy ấm

* Chất khí : Khi quả bóng bàn bj bẹp , cần nhúng vào nc nóng để quả bóng phồng trở lại


16 tháng 3 2017

Câu 1:

a)Câu hỏi của Hà Như Thuỷ - Vật lý lớp 6 | Học trực tuyến

b)Lấy các ví dụ thực tế

Câu 3:

a)ứng dụng băng kép : trong bàn là, làm đồ thí nghiệm vật lí,...

b)Câu hỏi của Phạm Thùy Dung - Vật lý lớp 6 | Học trực tuyến

A. Trắc nghiệm C1: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy ? A. N kế thủy ngân B. N kế y tế C. N kế rượu D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được C2: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng A. Chất rắn nở ra khi nóng lên B. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. Chất rắn co lại khi lạnh đi C3:...
Đọc tiếp

A. Trắc nghiệm

C1: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy ?

A. N kế thủy ngân B. N kế y tế

C. N kế rượu D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được

C2: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên B. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. Chất rắn co lại khi lạnh đi

C3: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng ?

A. Không khí, thủy ngân, đồng B. Thủy ngân, đồng, không khí

C. Đồng, thủy ngân, không khí D. Không khí, đồng, thủy ngân

C4: Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:

A. Săm, lốp dãn nở không đều B. Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm nổ lốp

C. Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm nổ lốp D. Cả 3 nguyên nhân trên

C5: Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy dưới đây:

A. Để một cục nước đá ngoài nắng B. Đúc 1 bức tượng đồng

C. Đốt 1 ngọn nến D. Đốt 1 ngọn đèn dầu

C6: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:

A. Dễ cho việc chăm sóc cây B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây

C. Giảm bớt sự bay hơi làm cho cây đỡ bị mất nước hơn D. Đỡ tốn diện tich đất trồng

C7: Phát biểu nào sau đây đúng về sự bay hơi và sự ngưng tụ

A. Bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi B. Ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

C. Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào D. Các phát biểu A,B,C đều đúng

nhiệt độ, gió. diện tích mặt thoáng vủa 1 chất lỏng

C8: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không nở vì nhiệt B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn lõi thép nên không bị thép

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt như nhau làm nứt

D. Sự thay đổi nhiệt độ thường không đủ lớn để bê tông lõi

thép nở ra

LƯU Ý SỬ DỤNG TRC KHI DÙNG: Các bạn viết luôn đáp án ra nhé chứ không cần chép lai đâu

VD: C1 :A

Và đây là bài kiểm tra học kì 2 của mk thì các bn chữa hộ xem mk có làm đúng ko nhé. Cảm ơn các bn nhiêug

2
15 tháng 5 2018
A. Trắc nghiệm

C1: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy ?

A. N kế thủy ngân B. N kế y tế

C. N kế rượu D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được

C2: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên B. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. Chất rắn co lại khi lạnh đi

C3: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng ?

A. Không khí, thủy ngân, đồng B. Thủy ngân, đồng, không khí

C. Đồng, thủy ngân, không khí D. Không khí, đồng, thủy ngân

C4: Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:

A. Săm, lốp dãn nở không đều B. Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm nổ lốp

C. Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm nổ lốp D. Cả 3 nguyên nhân trên

C5: Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy dưới đây:

A. Để một cục nước đá ngoài nắng B. Đúc 1 bức tượng đồng

C. Đốt 1 ngọn nến D. Đốt 1 ngọn đèn dầu

C6: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:

A. Dễ cho việc chăm sóc cây B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây

C. Giảm bớt sự bay hơi làm cho cây đỡ bị mất nước hơn D. Đỡ tốn diện tich đất trồng

C7: Phát biểu nào sau đây đúng về sự bay hơi và sự ngưng tụ

A. Bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi B. Ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

C. Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió. diện tích mặt thoáng vủa 1 chất lỏng D. Các phát biểu A,B,C đều đúng

C8: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không nở vì nhiệt B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn lõi thép nên không bị thép

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt như nhau làm nứt

D. Sự thay đổi nhiệt độ thường không đủ lớn để bê tông lõi

thép nở ra

15 tháng 5 2018

1a

2b

3d

4c

5a

6c

7c

8d