K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

không

30 tháng 10 2021

Cả nhà em ai cũng quý ông ngoại. Ông em đã 84 tuổi rồi nên rất yếu. Ông em sức khỏe không đươc tốt , dáng người gầy yếu và không thể ăn những thức ăn cứng. Nhưng ông em luôn có đôi mắt hiền từ và miệng ông luôn mỉm cười . Mỗi khi em có chuyện buồn, ông em luôn an ủi và chia sẻ những câu chuyện khác để em đỡ buồn hơn. Ông còn dạy em cách gấp diều, gấp máy bay và nhiều trò chơi khác. Ông  em luôn là người chỉ cho em bao điều hay và mới mẻ. Ông luôn chăm sóc em chu đáo nên em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ  lòng ông

28 tháng 11 2018

Tôi tên là Nguyễn Hiền, con của một gia đình nông dân nghèo khó. Giống các bạn cùng trang lứa, tôi rất thích thả diều. Lúc còn bé tí, tôi đã biết làm lấy diều để chơi.

Năm tôi lên sáu tuổi, cha cho tôi theo học một thầy đồ trong làng. Thầy đồ kinh ngạc khi thấy tôi học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, tôi thuộc làu hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà túng thiếu quá, tôi đành phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, tôi cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài tôi mới mượn vở về nhà học. Không có tiền mua đèn sách như các bạn nên sách của tôi là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ và đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, tôi viết bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thầy khen bài của tôi chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò khác.

Thế rồi vua mở khoa thi. Tôi cũng ghi danh tham dự và đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới mười ba tuổi. Mọi người gọi tôi là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam.

28 tháng 11 2018

Trong những truyện đã đọc ở tiểu học, tôi thích nhân vật Nguyễn Hiền trong câu chuyện Ồng Trạng thả diều, tôi kể các bạn nghe nhé!

"Ngày xưa, có một gia đình nghèo sinh ra một chú bé tên là Nguyễn Hiền.

Từ bé, chú đã biết tự dán lấy diều để chơi. Chú thích chơi diều đến nỗi người làng bảo chú là sinh ra với cánh diều.

Năm lên sáu tuổi, chú được bố mẹ cho theo học một ông thầy ở trong làng. Chú có một trí nhớ khác thường. Nghe giảng bài đến dâu chú nhớ và thuộc ngay đến đấy. Một hôm, thầy kinh ngạc thấy chú học thuộc mỗi ngày những hai mươi trang sách mà chú vẫn có thì giờ thả diều.

Được ít lâu, gia đình quá túng thiếu, chú đành phải thôi học, ở nhà giúp đỡ bố mẹ.

Từ đó, ngày nào chú cũng dậy sớm, làm hết công việc trong nhà rồi tranh thủ đi cắt cỏ, cho trâu ăn no, để kịp giờ đến lớp học ở trường làng nghe nhờ. Bất cứ trời mưa nắng thế nào, thầy giáo cũng thấy một chú bé chặn trâu đứng ngoài cửa lớp chăm chú nghe giảng.

Ban ngày thì thế, tôi đến dọn dẹp xong việc nhà, chú tìm đến nhà bạn, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn sách để học. Những đêm không trăng, người, ta thấy chú cầm đèn soi từng dòng chữ. Đèn của chú, chú tự làm lấy bằng chiếc vỏ trứng gà và mấy con đom đóm.

Ngoài cuốn vở học bằng mảnh lá chuôi phơi khô, chú còn rất nhiều vở tập viết khác, lúc là lưng trâu, lúc là nền tro, nền cát san bằng. Bút của chú cũng chỉ là ngón tay, chiếc que hay mảnh gạch vỡ.

Mỗi khi có kì thi ở trường, chú cũng làm bài và nhờ bạn nộp xin thầy chấm. Bài của chú viết trên lá chuối khô, xem xong thầy sửng sốt thấy chữ chú đã đẹp, văn chú lại hay, vượt xa tất cả những học trò của thầy.

Bận làm, bận học như thế, nhưng trên bầu trời quê hương chú, luôn có cánh diều của chú thả. Chú tìm nhựa cây, nhựa sung phết cánh diều rất khéo, luộc tre nối dây rất chắc, cho nên diều của chú vừa to, vừa bay cao. Đặc biệt chú khoét sáo rất khéo nên tiếng sáo diều của chú vừa trong trẻo vừa véo von trầm bổng.

Tiếng tăm chú bé học giỏi được đồn đại ngày một xa. Tuy thế, mọi người vẫn rất ngạc nhiên khi được tin trong một khoa thi, chú đỗ Trạng Nguyên.

Năm đó ông trạng Nguyễn Hiền - chú bé nổi tiếng ham học mà mê thả diều mới mười ba tuổi."

Câu chuyện Ông trạng thả diều nhằm ca ngợi một danh nhân ở nước ta đó là ông Nguyễn Hiền, người học giỏi, biết cách vui chơi, mới mười ba tuổi đã đỗ Trạng Nguyên (đời Trần Nhân Tông).

Tham khảo

12 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nhé :

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập cho tôi nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.

Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.

Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.

~HT~

#sad

bạn có thể tham khảo trên goole ddc mà

12 tháng 12 2021

mik tả ngắn nha mở bài thôi
Chiếc cặp sách là dôi bạn thân của em.Để đựng rất nhiều dụng cụ học tập.Chiếc cặp sách đó là thứ cần thiết nhất với em.
Mik học lớp 5 ,nhưng cô lớp 4 là cô giỏi nhất khối học trường đại học sư phạm

12 tháng 12 2021

Trong căn bếp ấm áp của gia đình em, nhờ có bàn tay khéo léo của mẹ mà mọi đồ vật đều được sắp xếp gọn gàng, sạch đẹp. Trong số những đồ vật đó, em thích nhất là chiếc tủ lạnh bởi nó phục vụ nhiều nhu cầu tất yếu cho các thành viên trong gia đình. Nó đến với gia đình em đã được hai năm rồi từ nhà sản xuất Samsung.

Cái tủ lạnh nhà em trông còn mới lắm. Nằm gọn gàng trong góc phòng nhưng với em nó như một người khổng lồ âm thầm, lặng lẽ. Cái tủ cao hơn đầu em, màu bạc lấp lánh. Nó có cái đế thật chắc chắn. Phía trước tủ là hình ảnh một mùa đông giá lạnh với gia đình người tuyết đang dạo chơi. Nhìn thấy nó đã thấy mát dịu cả người.

Tủ lạnh là một khối hình hộp chữ nhật thẳng đứng có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh bằng thép trắng với màu sơn bạc trông rất mát mắt. Tủ được chia thành hai tầng. Tầng trên là ngăn đá nên chứa nhiều hơi lạnh nhất. Tầng dưới lại có nhiều ngăn nhỏ khác, ngăn đựng thức ăn, ngăn đựng rau, trứng, ngăn để đồ uống...

Tủ lạnh như một siêu thị thu nhỏ. Mở cửa tủ, bao hơi mát ùa ra mang theo sự sảng khoái. Khi đói bụng, em lại chạy đến bên tủ lạnh, lúc đó nó là “người bạn” em yêu nhất. Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn.

Có bốn hộc đeo ở cánh cửa. Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ. Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần. Mẹ luôn lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. Em rất yêu quý chiếc tủ kì diệu này.

14 tháng 10 2018

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.

Lời hát ấy luôn vang vọng trong em mồi khi em ngắm biển, ngắm trời. Và có lẽ cảnh trời chiều trên biển đã làm cho em xao xuyến.

Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại ngả dài trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu mây trời. Nhìn ra xa, trời biển như giao hòa. Biển tít tắp chân trời, một mảng trời xanh thẳm như nôi liền với biển. Bầu trời như mặt biên mênh mông trời như khoác chiếc áo choàng màu lam thầm. Nơi ấy, từng mảng mây trắng hôi hả kéo đôn trông như từng đợt sóng vỗ bờ. Giữa không gian thơ mộng đó lại xuất hiện những cánh diều lơ lửng. Nào là diêu cá mập, diều rồng, diều cánh bướm...

Chúng được buộc bàng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời lộng gió. Diều như cá lượn trên mây, như thuyền lướt trên sóng biển. Nhìn những cánh diều bay lượn trên bầu trời ta tưởng chừng như những cánh buồm ẩn hiện giữa biển khơi. Gió nâng cánh diều lên. Diều bay bổng như buồm căng đầy gió.

Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh giữa mặt nước mênh mông. Thật lí thú! Rồi ánh hoàng hôn tắt hẳn. Bầu trời một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. -Trên nền nhung tím biếc ấy đã cài muôn ngàn ánh sao đêm, chúng nhấp nháy tựa những vệt sáng xa xa ngoài khơi của từng đàn thuyền đánh cá. Trời biển thật hòa hợp. Trời như biển. Trời và biển như có một điểm tương đồng: Biển như ở trên trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên vùng biển. Đẹp quá sức tưởng tượng!...

Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kì diệu. Em mong sao cho trời thuận biển hòa để người dân quê em được ấm no, hạnh phúc.

14 tháng 10 2018

Bài tham khảo


Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.

Lời hát ấy luôn vang vọng trong em mồi khi em ngắm biển, ngắm trời. Và có lẽ cảnh trời chiều trên biển đã làm cho em xao xuyến.

Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại ngả dài trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu mây trời. Nhìn ra xa, trời biển như giao hòa. Biển tít tắp chân trời, một mảng trời xanh thẳm như nôi liền với biển. Bầu trời như mặt biên mênh mông trời như khoác chiếc áo choàng màu lam thầm. Nơi ấy, từng mảng mây trắng hôi hả kéo đôn trông như từng đợt sóng vỗ bờ. Giữa không gian thơ mộng đó lại xuất hiện những cánh diều lơ lửng. Nào là diêu cá mập, diều rồng, diều cánh bướm...

Chúng được buộc bàng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời lộng gió. Diều như cá lượn trên mây, như thuyền lướt trên sóng biển. Nhìn những cánh diều bay lượn trên bầu trời ta tưởng chừng như những cánh buồm ẩn hiện giữa biển khơi. Gió nâng cánh diều lên. Diều bay bổng như buồm căng đầy gió.

Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh giữa mặt nước mênh mông. Thật lí thú! Rồi ánh hoàng hôn tắt hẳn. Bầu trời một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. -Trên nền nhung tím biếc ấy đã cài muôn ngàn ánh sao đêm, chúng nhấp nháy tựa những vệt sáng xa xa ngoài khơi của từng đàn thuyền đánh cá. Trời biển thật hòa hợp. Trời như biển. Trời và biển như có một điểm tương đồng: Biển như ở trên trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên vùng biển. Đẹp quá sức tưởng tượng!...

Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kì diệu. Em mong sao cho trời thuận biển hòa để người dân quê em được ấm no, hạnh phúc.

4 tháng 5 2021

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em ra Hà Nội chơi nhà cậu và được cậu dẫn đi chơi vườn bách thú. Và em đã tận mắt chứng kiến hình ảnh một chú voi khổng lồ. Em mới chỉ biết đến voi qua những bức ảnh, những bài thơ, bài hát. Hôm nay em đã có thể ngắm nhìn nó một cách đầy ngưỡng mộ như vậy.

Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe nguẩy trên thân hình to lớn của chú voi này.

Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.

Đặc biệt 4 cái chân to như bốn cái cột nhà khổng lồ, đi đi lại lại ở trong chuồng. Những bước đi nặng nề, khập khiễng bởi trọng lượng của voi quá lớn. Bốn cái chân này sẽ dẫm nát những thứ ở xung quanh như cây cỏ hoặc những thứ mà nó không thích.

Hai cái tai cứ ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, thi thoảng lại nằm im lìm. Cái tai y hệt như chiếc mo cau của bà nội ở nhà, ra và tròn, có vẻ chắc chắn nữa. Người ta bảo tai voi rất thính, có thể nghe được những âm thanh ở rất xa.

Cái đuôi cứ quật bên này quật bên khác, dài như một cái chổi khổng lồ mà không ai dám động vào.

Voi là động vật to lớn nhưng nó không hung dữ, em vẫn thấy có nhiều người vào sờ ngà voi và vòi voi. Bởi họ thân thiết và tiếp xúc hằng ngày với nó nên không sợ.

Voi ăn thức ăn rất nhiều, vì như thế mới đủ nuôi cơ thể khổng lồ như nó. Thức ăn chủ yếu mà nó ăn là các loại cỏ, rau, củ quả. Hình như nó không chừa bất cứ loại thức ăn nào.

Nhìn chú voi đi lại thong dong ở trong chuồng em thấy mình được mở mang tầm mắt vì lần đầu tiên chứng kiến một con voi ở ngoài đời thực chứ không phải qua những tấm ảnh.

4 tháng 5 2021

bn cx đâu nói không đc copy trên mạng đâu

22 tháng 2 2018

\(\text{a)Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. b)Đánh dấu bộ phận giải thích.}\)

22 tháng 2 2018

Trả lời

a) Ý nghĩa của dấu gạch ngang là:

   - Biểu thị cho 1 câu hói hoặc câu hỏi

b) Bổ sung ý nghĩa cho từ đứng trước nó

( Theo mình là thế)

~ Hok tốt~

11 tháng 12 2018

Người không biết cười

   Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi trò chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.

28 tháng 11 2021

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

đây nha nhớ ấn cho mình nha

16 tháng 1 2018
Câu hỏi Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, nó được dùng làm gì ?
Sao chú mày nhát thế ? Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định. Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.
Chứ sao Câu hỏi này không dùng để hỏi. Câu hỏi này dùng để khẳng định.
24 tháng 1 2022

.........., ngày ... tháng ..năm 20...

Hoàng Lân thân mến!

Chào cậu, người thành phố. Mình chào cậu như thế vì mình viết thư cho cậu từ vùng quê hương trung du của mình, khi xuân tràn về trên tất cả các chồi non đang nảy lộc, trên cành đào, cây mận trước nhà. Mình nhớ người bạn của mình và viết thư chúc Tết cậu đấy.

Thành phố gió cát của cậu chắc là mai vàng đã nở khắp vườn hoa công viên rồi chứ? Cậu và hai bác ở trong ấy có khỏe không? Năm nay cậu đón Tết ở trong ấy hay về quê đón Tết với ông bà? Trường của cậu có cắm trại xuân không? À, để mình nói qua về việc tại sao mình về quê hương trung du vì mình biết thế nào cậu cũng thắc mắc. Hà Nội là quê ngoại mình, Phú Thọ là quê nội mình. Bố mình vì yêu quê mà chuyển về sống ở quê chứ chẳng có lí do gì đặc biệt cả. Bố mình lại thích chăn nuôi bò sữa. Khi nào cậu về Hà Nội thăm ông bà của cậu, đi theo ông cậu lên quê mình chơi đi, cậu sẽ được thấy “nông trang bò sữa" của bố mình. Ông cậu, thỉnh thoảng vẫn lên đây đánh cờ tướng với ông mình. Phú Thọ là quê hương rừng cọ, rất nhiều cây cọ nhưng phải đi xa một tí, ra khỏi thị xã cơ. Cậu có nhớ bài tập đọc hồi lớp một của tụi mình không?

"Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi”

Quê nội mình đấy! Nhưng mà mình ở ngoại ô thị xã, cũng chưa có cọ đâu, phải lên xa một tí!

Một tuần nữa là Tết rồi đấy, Hoàng Lân ạ. Hoa đào đã có cành nở nhiều và trời ấm hơn một tí. Trung du lạnh hơn Hà Nội và lạnh hơn thành phố Phan Rang của cậu nhiều lắm! Cô tiên Mùa Xuân đã cười khanh khách trong nắng nhạt, trong gió sớm rồi, mình chúc cậu và gia đình một năm mới thật nhiều điều may mắn, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe, thật thịnh vượng. Riêng cậu kì thi nào cũng nhận được giải thưởng xuất sắc nhé!                                                                                                                                                                        Mình dừng bút nhé. Chào thân ái!

Bạn cũ

......................