K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

giúp e đi ạ

 

2 tháng 12 2021

Cắn cơm cơm không chịu vỡ

Đồng tiền như thế cắn liền vỡ đôi

11 tháng 11 2021

tìm từ ngữ dúng cách nói quá trong các vì dụ sau. Nói quá như thế để nhấn mạnh điều gì ?

1 Đau lòng kẻ ở người đá

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rẽ tằm.

2 Nghiêng đồng đổ nước ra sông.

Vắt dắt ra nước thay trời làm mưa

18 tháng 12 2017

1. Tiếng đồn cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi.

Trong bài ca dao trên có sử dụng biến pháp nói quá ở câu thứ 2 " Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi" ý nói cha mẹ anh là người rất ghê gớm. Nghe người ra nói cha mẹ anh hiền nhưng thực tế thì không phải " hiền" chỉ là vỏ bọc bên ngoài của " cha mẹ" anh.

2.

- Nếu nó chăm chỉ học thì sẽ đạt được kết quả cao

- Tôi đi đâu nó cũng theo đấy

- Tuy gia đình gặp khó khăn nhưng Khánh vẫn học rất giỏi.

3. Như chúng ta đã viết, thuốc lá rất nhiều các chất độc có thể gây rất nhiều bệnh cho con người. Bên trong thuốc lá có chứa ni-cô-tin rất có hại cho sức khỏe. Hút nhiều có thể dẫn đến bị nghiện. Lúc đầu, hút vài điếu nó sẽ chưa thể ngấm vào cơ thể của chúng ta.(1) (Nếu) ta hút thuốc nhiều (thì) dần dần nó sẽ ngấm vào cơ thể phát ra rất nhiều bệnh. (2)Đương nhiên nó (không chỉ) ảnh hưởng tới sức khỏe của người hút thuốc (mà còn) ảnh hưởng tới cả những người hít phải mùi thuốc lá nữa. Thuốc lá gây ra các bệnh như ung thư vòm họng , ung thư phổi, huyết áp cao, tắc động mạch...Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ ngay thuốc lá , chỉ có như vậy chúng ta sẽ không mắc phải những căn bệnh " ác" cũng như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

- Bạn dựa vào đây rồi tự phân tích chủ vị nhé.

18 tháng 12 2017

1. Câu sử dụng biện pháp nói quá là : Cắn cơm không vỡ , cắn tiền vỡ đôi

Nói về vỏ bọc bên ngoài của '' Cha mẹ anh '' : nhìn bề ngoài thì có vẻ hiền , nhưng lòng dạ thì hiểm độc .

2. Nếu trời mưa to thì lớp e nghỉ lao động

Thì ra con chó cắn mất quyển sach nên nó cứ khóc mãi .

Tuy rằng gia đình khó khăn nhưng Lan học rất giỏi

28 tháng 12 2018

a, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

- Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b, "em có thể đi lên tới tận trời được"

- Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c, "cụ bá thét ra lửa"

- Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực.

30 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a,

- Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá: vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi, phương tiện (voi) nhiều uống cạn cả nước sông . Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
=> Biểu đạt tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt (Khởi nghĩa Lam Sơn).

b,

Nói quá “Rắn như thép, vững như đồng''

-> Tác dụng: làm cho câu thơ gợi hình gợi cảm hơn đồng thời làm nổi bật sức mạnh, ý chí quyết tâm của người Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

30 tháng 10 2021

ơ nhưng mà chỉ ra tác dụng nói quá mà

 

16 tháng 2 2022

Cho bài ca dao sau

'' Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần''

Tượng hình : in đậm

Tượng thanh : in đậm + in nghiêng

Phép tu từ : Ẩn dụ 

Tác dụng : Ẩn dụ hình ảnh người nông dân vất vả nắng mưa , bán mặt cho đất , bán lưng cho trời , ca dao còn nói về sự kiên trì , kiên nhẫn của người nông dân khi làm lên những " bát gạo" ,...

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợpa. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục...
Đọc tiếp

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp

a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.

b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.  

0