Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo trình tự thời gian.

Câu 2: Những nguời ăn xin có kết cục hoàn toàn khác nhau:

+Nguời đầu tiên lấy rổ cá suy nghĩ còn nông cạn,chỉ biết cái lợi truớc mắt mà không tính lâu dài nên chỉ vui vẻ và ăn no nhất thời,sau đó lại chết đói.

+Nguời thứ hai lấy cần câu là một ngưòi biết suy nghĩ đến tuơng lai và biết chịu khó.Thế nhưng anh ấy lại không tính truớc đưọc năng lực của bản thân nên lại thất bại vào phút chót.Khi biển xanh đã cách không còn xa nữa thì anh lại chết đói trong muôn vàn tiếc nuối.

Nếu kết cục của hai nguời ăn xin đầu đều là cái kết buồn vừa đáng thuơng lại vừa đáng trách thì hai nguời thứ hai lại có kết cục tốt đẹp hơn rất nhiều.Hai nguời hợp tác để cùng nhau ra biển và có một cuộc sống hạnh phúc.

Câu 3:  Câu chuyện gửi tới em nhiều  thông điệp cũng như bài học ý nghĩa, rằng là hãy trở thành một nguời có tầm nhìn xa và biết lên kế hoạch cho tuơng lai không nên chỉ vì cái lợi truớc mắt,đi đến đâu hay đến đó.Thế nhưng chỉ kế hoạch thôi thì chưa đủ,chúng ta còn cần phải hiểu rõ bản thân không phải là nguời toàn năng,biết đuợc năng lực và khả năng của bản thân đến đâu để thực tế hoá kế hoạch thì mới có thể thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bài làm  

Andrew Carnegie đã từng nói:"Sức mạnh đến từ sự đoàn kết. Tầm nhìn tổng hợp của ta sẽ xa rộng hơn nhiều khi những tầm nhìn cá nhân hợp thành một.".Quả thật là như vậy,cuộc sống vốn dĩ là một hành trình dài học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm và đồng thời,trong cuộc sống không thể nào thiếu sự đoàn kết và hợp tác.Bởi trên con đuờng dài với kiến thức mênh mông ấy,mỗi còn nguời đều không thể hoàn hảo và làm tất cả mọi việc đuợc chính bởi vậy mà cần phải có kế hoạch lâu dài cho tuơng lai và thực tế hoá kế hoạch.Và đặc biệt,để trở thành một nguời thành công và hạnh phúc mỗi chúng ta đều cần phải biết cố gắng tiến về phía truớc,dự tính truớc kế hoạch tuơng lai.Đó cũng chính là thông điệp mà câu chuyện "Món quà cho nguời ăn xin" muốn gửi đến cho chúng ta- một thông điệp nhân văn.ý nghĩa mà cũng không kém phần khuyên răn,dạy bảo.

 Bạn dã bao giờ đến hạn chót rồi mới mượn bài bạn chép lại,trốn học đi chơi hay tiêu hết tiền vào đầu tháng rồi cuối tháng lại mì tôm cũng không có ăn hay từng làm những việc tuơng tự thế chưa?Mình nghĩ ai cũng đã từng một lần như vậy rồi đúng không?  Và đây có lẽ cũng là thông điệp đầu tiên mà câu chuyện dạy cho chúng ta.Rằng là mỗi nguời cần phải có kế hoạch cho bản thân,đừng để "nuớc đến cổ mới nhảy" nữa,là mỗi nguời đều nên cho mình cơ hội và sẵn sàng chớp lấy và phát triển nó.Nếu chỉ vui trong chốc lát mà chết cả cuộc đời? Liệu có quá tiếc nuối không?

Thông điệp thứ hai mà em nghĩ câu chuyện muốn gửi đến chúng ta chính là liên quan đến nguời ăn xin cầm cần câu đi về phía biển.Biển xa không? xa,rất xa nhưng nguời ăn xin đó vẫn đi ,dẫu cho chân tay mệt rã rời vẫn cố lê buớc đi.Nhắc đến hình ảnh nguời ăn xin cầm cần câu đó em lại liên tuởng dến những thiếu niên khởi nghiệp trẻ,ít vốn,ít kinh nghiệm cũng ít nhân lực nhưng vẫn ráo buớc tiến về phía truớc để thực hiện uớc mơ cháy bỏng của mình.Đuơng nhiên,phần nhiều trong số họ cũng giống như nguời ăn xin kia,chết trong nỗi hậm hực và vô vàn tiếc nuối nhưng cũng có những nguời thành công rực rỡ,khiến cho nguời khác phải nguớc nhìn.Thật ra nguời ăn xin trong câu chuyện cũng như vậy,nếu ông ấy có sức khoẻ tốt hơn,có thể đến kịp bờ biển và bắt đuợc cá ăn truớc khi chết đói họăc ông luờng truớc đưọc năng lực của bản thân và đoàn kết voiws nguời thứ nhất thì cái kết chắc sẽ không buồn đến vậy.Thế nhưng,cuộc sống không có "nếu",và nguời ăn xin cũng phải trả giá bằng sinh mạng của mình.Qua đó câu chuyện muốn truyền đến chúng ta thông điệp cũng rất quan trọng là phải hiểu rõ bản thân và hiểu rằng mình không phải toàn năng cũng có những giới hạn riêng để khi thực hiện kế hoạch,nhất định không đuợc quá kiêu ngạo vào bản thân mà phải giữ bình tĩnh và xử lý một cách đúng đắn nhất.

Thông điệp thứ ba là một thông điệp rất tích cực về cách cho ngưòi ăn xin.Thât ra khi nguời ta phải đi ăn xin thì có lẽ,họ đã đánh mất hết tất cả .Tuy nhiên,thay vì đưa cho họ thật nhiều thức ăn như rổ cá kia hay gói bánh mì thì cũng chỉ cưú giúp họ đuợc nhất thời và khiến họ vẫn lệ thuộc vào chúng ta một cách vô vọng thì chúng ta nên giúp họ banwgf cách dưa cho họ một "cần câu cơm" để họ có thể sống và hạnh phúc theo cách riêng của bản thân.

Và cuối cùng,có lẽ cũng là thông điệp lớn nhất mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta chính là tinh thần hợp tác  và đòan kết.Chúng ta vốn không ai vẹn toàn chính vì vậy,trong những lúc cần thiết chúng ta nên đồng tâm hiệp lực để vuợt qua khó khăn giống như những cây đũa góp lại thành bó chắc chắn khó có thể bẻ gãy.Khi có nhiều nguời suy nghĩ,góp ý và lắng nghe thì cách nhìn nhận vấn đề cũng sẽ khách quan và đa chiều hơn.Dẫn đến vấn đề cũng sẽ đuợc hoàn thành tốt hơn.

Câu chuyện trên là một câu chuyện hay với nhiều thông điệp tích cực giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.Hi vọng rằng qua những thông điệp này có thể giúp điều gì đó cho các bạn và khiến xã hội trở nên tốt đẹp và văn minh hơn.Để trở thành một nguời thành công và hạnh phúc truớc tiên hãy biết đặt mục tiêu,nhìn xa trông rộng,hiểu rõ bản thân mình và thực tế hoá mục tiêu.Tiếp đó là cho bản thân cơ hội để thực hiện và hành động,dám chịu khổ,dám vuợt qua những khó khăn và thách thức cũng như biết cách hợp tác và đoàn kết hiệu quả.Mong rằng mọi nguời đều thực hiện đuợc uớc muốn của bản thân và áp dụng những thông điệp này vào cuộc sống.