Bài làm:

1.

Đi đúng đường, nhường đúng lối, không cần vội, vui tới trường..........

2.

Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết đó là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Không phải ngẫu nhiên mà số lượng tai nạn do mô tô, xe máy gây ra là phổ biến. Người điều khiển dễ điều khiển phương tiện này, nó lại tiện ích hơn cả. Vậy là người người xe máy, nhà nhà xe máy. Đường phố dù có mở rộng nhưng nhiều khi vẫn tắc nghẽn vì không theo kịp với mật độ giao thông dày đặc, nhất là ở những thành phố lớn.. Khi qua đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, mà tai nạn hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái”: lạng lách, vượt đèn,... là chuyện cơm bữa. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi sau vô lăng của họ. Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Nguy hiểm hơn có những cô cậu tuổi “choai choai” tổ chức đua mô tô, xe máy. Tai nạn xảy ra không chỉ cho họ mà cả những người vô tội khác.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.

Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay.

Một là, đẩy mạnh công tác quản lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Việt Nam đang đề cao việc xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đối với lĩnh vực giao thông càng cần thực hiện quyết liệt bởi ở đây đang diễn ra “thảm họa” về tai nạn giao thông. Có thể thấy rằng, khi nào và ở đâu, việc quản lý, thực thi pháp luật về giao thông được tiến hành thường xuyên, đúng quy định thì tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm, tai nạn giao thông được giảm thiểu và ngược lại. Thực thi pháp luật mạnh mẽ không chỉ có tác dụng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mà còn có tác dụng to lớn trong việc răn đe, làm gương, tạo ý thức, thói quen, hành vi đúng đắn của người dân khi tham gia giao thông. Đặc biệt, trong công tác này cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với chính các hành vi vi phạm của người thực thi công vụ, như bao che, không xử lý nghiêm đối với các sai phạm, nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch các vi phạm…

Hai là, chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng bộ, khoa học, tiến hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong nhân dân. Bảo đảm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo ra phong trào toàn dân thực hiện an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông.

Từ nhà tới trường, đi đường cẩn thận, cho dù rất bận, vẫn phải an toàn.....