Trong cuộc sống của chúng ta thì không có một ai là không mắc sai lầm, ai cũng đều có nhược điểm của riêng mình. Vì vậy chúng ta không nên kết án họ quá vội cũng không nên nói xấu họ vì sở dĩ ta chưa phải là một phiên bản hoàn hảo nhất. Thay vì đó chúng ta nên thấu hiểu nhau hơn, đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của họ. Xét về xã hội , trong giao tiếp. Nếu mà chúng ta cứ thờ ơ đi công việc của mình, chỉ vội quan tâm, soi mói đến những sai lầm của họ xong đem ra làm trò cười cho mọi người. Tự hỏi rằng, sau khi sự việc ấy sảy thì sẽ được kết quả như thế nào, chắc chắn rằng là người mà bị chê bai ấy sẽ rất là xấu hổ và tủi thân rất nhiều. Nhưng cũng có thể ngược lại sự việc ấy sẽ kết thúc bằng một số những lời nói cay nghiện giữa hai người dành cho nhau. Và cứ như vậy, sau nhiều lần mà vẫn không chịu bỏ đi cái thói quen xấu ấy thì ta hiểu rằng mối quan hệ giao tiếp của người đó với mọi người sẽ ra sao? Đương nhiên là vô cùng thậm tệ rồi bởi vì mọi người hiểu rằng là có thể một lúc nào đó mình cũng sẽ trở thành nạn nhân bị trêu đùa mà thôi. Còn nếu như xét về vấn đề trong gia đình thì nó lại khá là phổ biến hiện nay. VD như là: Trong một gia đình có một người chồng, vợ và một người con trai. Cậu con trai thì từ trước đã ngang ngược và khó bảo, cho đến bây giờ cậu ý đang ở độ tuổi dậy thì, 14-15 tuổi tính tình của cậu lại càng miễn cưỡng và hư đốn hơn. Nhưng thay vào đó thì cậu ấy lại có được một người mẹ rất là hiền hậu và yêu thương đứa con của mình, bố của cậu ấy cũng vậy và ông ý còn tài giỏi nữa. Nhiều lần cả 2 bố mẹ đều đã lên tiếng dạy bảo con mình, từ ngọt ngào cho đến rồi là đanh thép nhưng tất cả đều vô dụng hết. Hễ mà họ nói lên điều gì thì cậu ấy lại cục súc và bảo:" Bố mẹ không tôn trọng đứa con này gì cả, trong mắt của 2 người trắc nó chỉ là một thằng ăn hại mà thôi". Lời nói cứ như vậy mà tuôn ra chẳng nghĩ ngợi gì cả. Nghe xong người bố quay đi và thở dài một cái, còn mẹ thì xững sờ nhìn con mình một hồi lâu rồi nói:"Chỉ khi nào con làm cha làm mẹ thì mới hiểu được, còn bây giờ con còn non dại lắm", rồi bà cũng quay đi với một vẻ mặt đau buồn và tuyệt vọng. Tối hôm đó bà không ngủ được vì lo nghĩ cho đứa con trai của mình. Nhiều hôm như vậy liên tiếp nỗi dằn vặt trong người bà trỗi lên vì không dạy bảo được đứa con trai của mình khiến bà không hôm nào được ngon giấc. Sau một tuàn như thế, sức khỏe của bà đã yếu đi, lúc nào cũng mệt mỏi không làm được gì. Đúng lúc đó bố của cậu ấy đi công tác xa nhà mất nửa tháng trời. Mọi hôm cứ mỗi lần đi chơi về thì căn nhà lúc nào cũng ấm cúng, toàn mùi thức ăn dưới bếp bay lên, lúc nào đi về cậu cũng được mẹ chay ra hỏi rằng ngày hôm nay của con thế nào, nhưng hôm nay khi vừa bước chân vào nhà thì chẳng thấy một ai cả, căn bếp lạnh tanh. Thấy vậy cậu thấy lạ nên cậu chạy lên trên phòng bố mẹ thì thấy mẹ cậu đang nằm trong đấy. Chẳng bảo gì, một mạch chạy về phòng của mình. Sáng hôm sau ngủ dậy, chẳng thấy mẹ gọi dậy, nấu ăn sáng cho thấy vậy cậu mới lên phòng mẹ, hỏi thì bà ấy lại chẳng trả lời. Vừa quay ra thì cậu vô tình nhìn quấn sổ rơi xuống đất, cậu nhặt lên thì hóa ra đó là quấn sổ nhật ký của mẹ cậu. Cậu ở ra đọc những trang đầu tiên và đọc cần mẫm từng trang một, sau khi cậu đọc tự dưng cậu òa khóc và lại bên cạnh giường mẹ. Hóa ra trong cuốn sổ nhật ký đó, trong những đêm không ngủ được thì bà ấy đã viết hết những tâm sự của mình về đứa con trai đó. Mẹ cậu tỉnh dậy bởi tiếng khóc của cậu ấy, nói :" Con về rồi à". Rồi cậu ý nói :" Mẹ ơi! con đã sai, con thực sự không hiểu được mẹ, con cứ như vậy mà lơ là đi, không đặt mình vào bản thân mẹ, không thể thấu hiểu được nỗi khor tâm của bố mẹ dành cho con". Nghe xong những lời nói đó mẹ cậu mỉm cười thật tươi hưng không nói gì vì đã quá mệt. Hôm ấy cậu không đi chơi nữa, cậu ở nhà chăm sóc mẹ cho khỏi ốm và từ đấy cậu biết nghĩ và ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ lại học hành. Qua đó ta có thể thấy được rằng cho dù là trong xã hội hay là trong gia đình mình đi nữa, sự thấu hiểu và biết nghĩ cho người khác là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho chúng ta loại bỏ được cái tôi trong giáo tiếp, sự ích kỷ và chỉ chích người khác đối với gia đình mình. Chúng ta hãy đặt bản thân mình vào trong những hoàn cảnh của người khác, thấu hiểu họ, cảm thông và cùng chia sẻ mỗi lúc họ buồn. Và ta phải hiểu rằng là, nhỡ lâu đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mình sẽ lam vào những cảnh ngộ tương tự như họ. 

           Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau.